Tiểu Mỹ và chồng (ngoài 30 tuổi, Trung Quốc) dành phần lớn thời gian cho công việc, thông thường, con trai và con gái họ tự nấu ăn ở nhà.
Một đêm con trai Tiểu Mỹ luôn kêu đau bụng, mặt tái mét, cô vội vàng đưa con đến bệnh viện khám thì phát hiện con mình mắc căn bệnh ung thư gan. Khi gia đình vẫn còn bàng hoàng không tin, bác sĩ đề nghị họ cũng nên đưa con gái đi kiểm tra sức khỏe, bi kịch là kết quả nhận được cũng là ung thư gan.
Những sự việc thương tâm như vậy không phải đột ngột xảy ra mà là do sự tích tụ từ những thói quen hàng ngày của 2 đứa trẻ.
Vì vợ chồng Tiểu Mỹ ít khi ở nhà nên họ thường chuẩn bị bữa ăn trước rồi để trong tủ lạnh, 2 đứa trẻ cũng rất hiểu chuyện, có thể tự tay nấu những bữa ăn nóng hổi một cách đơn giản. Bên cạnh đó, cũng giống như bố mẹ, chúng có thói quen ăn dưa chua với bất kể bữa ăn nào.
Chính thói quen này đã khiến gan của 2 đứa trẻ không chịu nổi... mà phát triển căn bệnh ung thư gan.
Từ câu chuyện này, bác sĩ nhắc nhở mọi người nên để 2 loại thực phẩm này xuất hiện trên bàn ăn càng ít càng tốt:
1. Dưa chua
Dưa chua là thực phẩm phổ biến trong cuộc sống của chúng ta nhưng ai cũng biết hàm lượng muối trong dưa muối rất cao, nạp quá nhiều muối vào cơ thể con người sẽ làm tăng huyết áp, không có lợi cho quá trình chuyển hóa, nguy cơ gan nhiễm mỡ từ đó tăng cao.
Đặc biệt đối với trẻ em, chức năng giải độc gan còn non yếu, đơn thuần không chịu được sự chuyển hóa của loại thức ăn này, do đó, không nên cho trẻ ăn nhiều hoặc thường xuyên dưa chua.
2. Thức ăn thừa
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thức ăn thừa có liên quan đến sự xuất hiện của bệnh gan. Điều này là do nếu để thực phẩm quá lâu, sự hư hỏng sẽ làm tăng sản sinh độc hại, đặc biệt là trong trường hợp thức ăn không được bảo quản đúng cách. Vì vậy, khi không thể ăn hết, tốt nhất bạn nên cất vào tủ lạnh và ăn càng sớm càng tốt.
Riêng với các loại rau ăn lá và các món hải sản, cố gắng không để lâu rồi mới ăn.
Ngoài ra, có 3 loại thực phẩm này cũng dễ gây hại cho gan không nên ăn.
1. Thực phẩm bị mốc
Nhiều người có thói quen ăn thực phẩm ngay cả khi chúng đã bị thối mốc, thấy các phần nào bị hỏng thì bỏ đi rồi ăn phần không bị sao.
Trên thực tế, các thực phẩm chúng ta tiêu thụ đều là một hệ thống sống hoàn chỉnh, sau khi bị nấm mốc sẽ sinh ra các vi sinh vật có hại và chất độc, chúng sẽ lây lan đến mọi vị trí của thực phẩm như tế bào ung thư di căn vậy.
Đặc biệt là một chất rất mạnh và có độc tính cao gọi là aflatoxin. Trong số đó, aflatoxin B1 độc gấp 68 lần asen và 10 lần kali xyanua, có khả năng phá hủy mô gan cực kỳ nghiêm trọng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng 1mg chất này có thể gây ung thư, và một lượng 20mg có thể gây tử vong!
Ngoài thực phẩm mốc không ăn được thì đũa, thớt ở nhà cũng có thể bị mốc, hãy thay thế chúng kịp thời.
2. Thức ăn chưa nấu chín
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng ốc nướng, hàu sống và động vật có vỏ nướng nửa chín nửa sống thường mang vi khuẩn và các loại ký sinh trùng khác, dễ gây viêm ruột, kiết lỵ, suy gan, thậm chí "hôn mê" gan. Rất khó nhận biết ký sinh trùng trong thực phẩm bằng mắt thường, cách đơn giản nhất là nấu chín thực phẩm rồi ăn.
3. Thức ăn cay và kích thích
Thức ăn cay và kích thích sẽ kích thích dạ dày, đồng thời cũng làm tăng gánh nặng cho gan, vì thức ăn cay dễ khiến bộ máy tiêu hóa sinh ra nhiệt ẩm, làm gan và túi mật rối loạn, chức năng tiêu hóa suy yếu.
Đặc biệt đối với những người gan không tốt, ăn cay sẽ gây kích thích mạnh và có thể làm bệnh nặng thêm, do đó, người có chức năng gan kém nên ăn ít những thực phẩm này.
Nguồn và ảnh: Sohu, The Healthy