Thông thường thì nốt ruồi xuất hiện với số lượng ít, phẳng hoặc hơi cộm và có màu nâu sẫm hoặc đen, chúng mọc trên vùng da bình thường hoặc nằm giữa các sợi lông và cũng có thể được bao bọc bởi vùng da trắng sáng xung quanh.
Thực tế thì nốt ruồi có thể mọc ở mọi vị trí trên cơ thể nhưng thường thấy ở những vị trí sáng như: mặt, cổ, vai,...
1. Nhận diện nốt ruồi ác tính
Để tẩy nốt ruồi không gây nguy hiểm cần nhận diện nốt ruồi ác tính. Tình trạng da sáng màu hay tối màu là do số lượng, mật độ và sự phân bố của hắc tố bào. Chúng sẽ sản sinh ra hắc tố đen có tên gọi là melanin, điều này còn bị chi phối bởi di truyền và cũng thay đổi theo chủng tộc khác nhau.
Đọc thêm bài viết:
- Tẩy nốt ruồi kiêng gì? Sau khi tẩy nốt ruồi có được rửa mặt không?
- Mặt góc cạnh đẹp hay xấu? Cách khiến bạn quyến rũ hơn khi sở hữu khuôn mặt góc cạnh
Ngoài các yếu tố trên thì còn có một số yếu tố bên ngoài có thể tác động đến làn da như tia cực tím, nội tiết tố, dinh dưỡng và các bệnh lý trên da khác. Khi tia cực tím bức xạ hoặc hoá chất có thể gây ảnh hưởng đến màu sắc da và khi các hắc tố này tập trung vào một chỗ sẽ tạo ra nốt ruồi.
Do đó, theo y học thì nốt ruồi là những khối u hắc tố và xuất hiện do sự loạn sản lành tính và khu trú của sắc tố melanin.
Tuy nhiên, chỉ trong một vài trường hợp nốt ruồi trở thành ung thư hắc tố, đây là một loại ung thư da.
Thực tế cho thấy, 1/3 ung thư hắc tố có thể xảy ra trên các nốt ruồi có sẵn nếu như gặp các yếu tố kích thích kéo dài như: phơi nắng, cọ sát,...
Trong khi đó, yếu tố di truyền cũng được ghi nhận. Dù bản chất ung thư hắc tố chỉ chiếm từ 10% trong số tổng các ung thư da nhưng lại rất nguy hiểm vì có thể khiến tỉ lệ tử vong do bệnh lên tới 75%.
2. Các dấu hiệu cảnh báo ung thư đang xảy ra trên nốt ruồi trước đây là nốt ruồi lành tính
- Có sự lớn nhanh về thể tích, kèm theo đó là bề mặt nốt ruồi phát triển thêm hơn 6mm và cứng hơn.
- Hình dạng nốt ruồi mất tính cân đối: Bờ không đều, không bằng phẳng,...
- Các thay đổi về màu sắc, đặc biệt khi nốt ruồi cũ bỗng đen sậm màu hơn.
- Thay đổi về cảm giác xuất hiện trên nốt ruồi như: Đau, ngứa,...
Hai nhóm dấu hiệu cuối là những dấu hiệu muộn gồm:
+ Thay đổi về bề mặt như: Loét, chảy máu, rỉ dịch,...
+ Thậm chí còn xuất hiện hạch vùng phụ cận.
3. Tẩy nốt ruồi sai cách, nốt ruồi có thể độc hơn
Tẩy nốt ruồi là biện pháp hiện nay được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, đối với các nốt ruồi bình thường mà không có dấu hiệu hoá ác thì tuỳ vào kích thước bác sĩ sẽ lựa chọn đốt điện hoặc laser khi diện tích bề mặt nốt ruồi dưới 1cm2 hoặc thực hiện cắt trọn và khâu lại đối với các nốt ruồi có diện tích lớn hơn.
Nhưng biện pháp cắt trọn và khâu thì sẽ để lại vết sẹo nhỏ và đẹp hơn. Đồng thời, biện pháp này còn giúp bác sĩ lấy trọn khối nốt ruồi và kết hợp thử thịt gồm sinh thiết, xét nghiệm tế bào học,... với mục đích kịp thời phát hiện biểu hiện ung thư nếu có.
Trong khi đó, đối với các nốt ruồi có nguy cơ ác tính hoặc đã thành ác tính thì việc cắt bỏ nốt ruồi được diễn ra càng sớm càng tốt và cần phải kết hợp với sinh thiết. Chưa hết, người bệnh còn cần được khám tổng quát để phát hiện các tổn thương có thể có do di căn gây ra.
Đặc biệt, khi muốn tẩy nốt ruồi nên tìm đến bệnh viện uy tín để thực hiện, tuyệt đối không tự ý tẩy nốt ruồi bằng các biện pháp dân gian vì việc tẩy nốt ruồi không đúng cách sẽ là yếu tố làm kích thích khiến các thương tổn trên nốt ruồi ác tính phát triển dữ dội và trở nên độc hơn.