Sau khi bác sĩ hỏi thì được biết, khi còn nhỏ Tiểu Trương đã mắc quai bị, bác sĩ cũng nghiên cứu phán đoán, có thể là do viêm tinh hoàn, mới dẫn đến vô sinh. Bác sĩ Trần Khải Hoàng, giám đốc Khoa y học sinh sản tại Bệnh viện liên kết Đại học y khoa Đài Bắc, người điều trị cho trường hợp này, chỉ ra rằng người đàn ông đến từ Nam Kinh, Trung Quốc đã trải qua nhiều cuộc kiểm tra, được chuẩn đoán “không tinh trùng”, kiểm tra cũng phát hiện ra rằng nội tiết tố nam thấp, tình trạng sinh lý thiên về thời kỳ mãn kinh nữ và tinh hoàn không thể sản xuất tinh trùng, vì vậy mới đến Đài Loan để điều trị.
Tuy nhiên, qua kiểm tra sinh thiết, khẳng định tinh hoàn ở 2 bên đã bị xơ hóa, hoàn toàn không tìm thấy tinh trùng, chỉ có thể kiến nghị anh ta mượn tinh trùng. Sau khi đồng ý mượn tinh trùng, vợ chồng Tiểu Trương đã tham gia thụ tinh nhân tạo, một lần có thai thuận lợi, trước mắt cặp vợ chồng đã trở về Nam Kinh.
Bác sĩ Trần Khải Hoàng nói, thực tế hầu hết mỗi người đều sẽ bị quai bị, trong đó có 30% số bệnh nhân bị xâm lấn tinh hoàn, đại bộ phận là xâm lấn một bên, nhưng trong trường hợp của Tiểu Trương là xâm lấn cả 2 bên, tỉ lệ vô sinh tương đối cao.
Bác sĩ Trần Khải Hoàng cũng giải thích rằng, bệnh quai bị hay còn gọi là bệnh má chàm bàm, người mắc bệnh chủ yếu là trẻ từ 4-9 tuổi, nguyên nhân là do nhiễm virus làm sưng tuyến nước bọt và gây đau. Bệnh quai bị ở trẻ em thường xuất hiện với các triệu chứng sốt sớm, khoảng 39,4°C, tiếp theo là sưng các tuyến nước bọt trong vài ngày tới. Các tuyến sẽ tiếp tục sưng và đau trong 1-3 ngày. Vào thời điểm này, má của trẻ sẽ sưng lên. Trẻ cũng sẽ cảm thấy đau khi nuốt, nói, nhai, hoặc uống nước có tính axit.
Các triệu chứng quai bị thường gặp bao gồm:
- Đau mặt hoặc 2 bên má;
- Đau khi nhai hoặc nuốt;
- Sốt;
- Đau đầu;
- Viêm họng;
- Sưng hàm hoặc sưng tuyến mang tai;
- Đau tinh hoàn, sưng bìu.
Đối với đàn ông bị nhiễm bệnh cần chú ý đến các triệu chứng như đau, sưng đỏ tinh hoàn, điều trị sớm mới giảm được tổn thương đến chức năng sinh sản, vì tinh hoàn bị nhiễm trùng và viêm, không được điều trị kịp thời có thể sẽ dẫn đến sản xuất tinh trùng bị suy yếu, cuối cùng dẫn đến suy tinh hoàn và vô sinh. Nếu quai bị xảy ra ở bé gái, có thể dẫn đến viêm buồng trứng, suy buồng trứng sớm và mãn kinh.
Khi bị bệnh quai bị nên làm gì?
Khi nghi là bị bệnh quai bị, nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác bởi vì viêm tuyến nước bọt không chỉ do virut quai bị mà còn nhiều loại virut hoặc vi khuẩn khác. Đối với thể bệnh viêm tuyến nước bọt không phải do virut quai bị, cần vệ sinh họng, miệng, đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy. Có thể súc họng, miệng bằng các dung dịch nước muối sinh lý và một số dung dịch sát khuẩn khác. Dùng thuốc hạ nhiệt, giảm đau. Ngoài ra, người bệnh cần uống nhiều nước vì sốt làm mất nước, mất chất điện giải, tốt nhất là uống dung dịch oresol.
Cần nghỉ ngơi tại giường, tránh tiếp xúc với những người có nguy cơ cao mắc bệnh quai bị (lứa tuổi thanh thiếu niên) tối thiểu 10 ngày. Đối với thể bệnh có viêm tinh hoàn, cần nghỉ ngơi tại giường khi tinh hoàn vẫn còn sưng, đau. Cần thiết mặc quần lót để treo nhẹ tinh hoàn lên. Đối với nam giới có viêm tinh hoàn hoặc nữ giới bị viêm buồng trứng thì rất cần có ý kiến tư vấn của bác sĩ khám bệnh. Khi nghi ngờ có biến chứng, cần vào viện để được theo dõi chặt chẽ.