Tiểu Lưu (29 tuổi, Trung Quốc) có vóc dáng hơi đậm người, được chẩn đoán mắc bệnh cao huyết áp cách đây 2 năm, để kiểm soát huyết áp, anh đã bỏ thuốc lá và uống rượu. Dù được bạn bè và mọi người xung quanh công nhận là một người đàn ông tốt nhưng vợ của Tiểu Lưu lại không mấy hài lòng về anh. Cô luôn cho rằng anh chỉ là một công nhân nhà máy quèn, chẳng có tí tương lai nào cả.
Một ngày cuối tháng 12, nhà máy hoàn thành công việc sớm nên cho nhân viên nghỉ sớm. Định bụng về nhà sớm mà không báo trước để làm vợ bất ngờ, ai ngờ vợ Tiểu Lưu lại tặng anh 1 bất ngờ còn lớn hơn.
Ảnh minh họa
Khi mở cửa vào nhà, Tiểu Lưu thấy vợ mình và một người đàn ông lạ đang ở nhà, không những không hối lỗi hay cảm thấy xấu hổ sau khi bị Tiểu Lưu phát hiện mà vợ anh còn ngang ngược đưa đơn ly hôn bắt anh ký vào đó.
Lúc này, Tiểu Lưu nhất thời cảm thấy chân tay run rẩy, tim đau nhói, đứng không vững và ngã quỵ xuống đất. Thấy vậy, vợ anh mới hoảng hồn, gọi cấp cứu và nhanh chóng đưa Tiểu Lưu đến bệnh viện, bác sĩ đã cố gắng hết sức nhưng Tiểu Lưu vẫn không qua khỏi.
Sau khi tìm hiểu sự việc, bác sĩ kết luận Tiểu Lưu do có bệnh nền (cao huyết áp) sẵn trong người, cảm xúc kích động tột độ của anh ấy chính là "ngòi nổ" của bi kịch này. Nghe xong, người vợ ngồi phịch xuống ghế, khóc thảm thiết: "Tất cả là tại em!", rồi không biết liệu rằng mình sẽ phải giải thích thế nào với bố mẹ của Tiểu Lưu...
Ảnh minh họa
Cảm xúc tức giận là thứ không thể xem nhẹ!
Sự phấn khích (vui mừng tột độ hoặc tức giận tột độ) là một yếu tố tiềm ẩn gây nhồi máu cơ tim, có thể làm tăng nguy cơ đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim cấp và đột tử lên gấp 3 lần.
Nếu một người bị hưng phấn và căng thẳng kéo dài, sự hưng phấn của thần kinh giao cảm sẽ tăng lên, kích thích nhịp tim tăng, mạch máu ngoại vi bị co lại dẫn đến tăng huyết quản và làm tổn thương mạch máu, tim.
Nếu bạn thỉnh thoảng tức giận, tim và động mạch vành sẽ nhanh chóng trở lại bình thường, nhưng nếu bạn nóng nảy và tức giận lâu ngày sẽ khiến tim bạn bị quá tải. Việc cung cấp máu cho cơ tim cũng sẽ không bình thường, dễ dẫn đến nhồi máu cơ tim.
Các triệu chứng của nhồi máu cơ tim
Ngoài đau tức ngực, có một số triệu chứng nhồi máu cơ tim không điển hình cần chú ý.
1. Đau răng, đau hàm
Nhiều triệu chứng của nhồi máu cơ tim sẽ xuất hiện trên đầu và mặt, nguyên nhân chủ yếu là do tim tăng tiêu thụ oxy. Đau răng khi mệt mỏi, đau răng khi tức giận, đau răng nghiêm trọng hơn sau khi mệt và hưng phấn, đây là những dấu hiệu báo trước của nhồi máu cơ tim. Ngoài ra, đau mỏi vai gáy cần chú ý khi cơ thể không bị thương.
2. Nôn mửa và tiêu chảy
Khoảng 24 giờ trước khi bắt đầu nhồi máu cơ tim, một số bệnh nhân có các phản ứng nội tạng rõ rệt, cụ thể là nôn mửa, tiêu chảy và đau ê ẩm, đây được gọi là hội chứng tiền cơ tim rất phổ biến. Tuy nhiên, triệu chứng này rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh về đường tiêu hóa nên chúng ta phải hết sức lưu ý để phân biệt.
Làm thế nào để đối phó với cơn đau ngực đột ngột?
- Đối với một số người có tiền sử bệnh và các yếu tố nguy cơ cao, bệnh nhân nên gọi cấp cứu ngay sau khi nằm xuống.
- Có thể theo dõi huyết áp và mạch của bệnh nhân khi có điều kiện tại nhà. Bệnh nhân cũng có thể được cho thở oxy trong điều kiện có máy thở oxy.
- Đối với bệnh nhân tăng huyết áp đáng kể, có thể dùng thuốc hạ huyết áp để giữ huyết áp ổn định.
- Đối với những người huyết áp không thấp nhưng mạch khoảng 90 nhịp/phút hoặc bệnh nhân có mạch không đều, bạn có thể dùng Betaloc 25mg.
Nhồi máu cơ tim là căn bệnh rất nguy hiểm, đối tượng mắc bệnh ngày càng trẻ hóa nên càng phải chú ý. Đặc biệt một số bạn trẻ phải chịu áp lực cao trong thời gian dài càng phải quan sát cơ thể nhiều hơn và đi khám kịp thời nếu có bất thường.
Nguồn và ảnh: 39 Health Network, QQ, Sina, Sohu