Hiện phương pháp giảm cân nhanh bằng việc áp dụng chế độ ăn một bữa/ngày được nhiều người theo đuổi. Mặc dù thực tế, những người mỗi ngày chỉ ăn một bữa quả thực có thể giảm trọng lượng và mỡ trong cơ thể trong thời gian ngắn, hiệu quả giảm cân là rõ ràng, nhưng nó cũng có thể làm giảm mật độ cơ và xương, đe dọa sức khỏe.
Việc lựa chọn phương pháp giảm cân phải xem xét sự ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể (Ảnh minh họa)
Ăn một bữa mỗi ngày có tác dụng giảm cân?
Mỗi ngày một bữa tương đương với việc nhịn ăn gián đoạn, vì tổng lượng calo hấp thụ hàng ngày giảm nên nó thực sự có thể giúp kiểm soát cân nặng trong thời gian ngắn, giảm đáng kể trọng lượng cũng như mỡ trong cơ thể.
Tuy nhiên, chỉ cần bạn quay lại chế độ ăn bình thường, cân nặng sẽ tăng trở lại, gây ra nhiều tác dụng phụ và đe dọa sức khỏe của chính bạn.
Ăn một bữa một ngày, cơ thể thay đổi ra sao?
Ảnh hưởng sự hấp thụ chất dinh dưỡng
Chỉ một bữa ăn trong ngày có thể gây ra các vấn đề về đường tiêu hóa, do thời gian nhịn ăn quá dài nên dễ cảm thấy đói. Bữa ăn tiếp theo không kiểm soát được cảm giác thèm ăn dẫn đến ăn quá nhiều, tạo ra quá trình tiết axit dạ dày bất thường, ảnh hưởng đến nhu động đường tiêu hóa.
Nếu tình trạng này kéo dài có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho dạ dày, làm giảm khả năng tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng, thậm chí gây suy dinh dưỡng, thiếu máu.
Ngoài ra, ăn một bữa mỗi ngày cũng sẽ làm giảm khối lượng cơ và chức năng cơ. Không những thế, việc bổ sung không đủ vitamin D và canxi trong thời gian dài có thể làm giảm sức mạnh của xương.
Khó duy trì lâu dài
Hầu hết mọi người không thể chỉ ăn một bữa mỗi ngày và có thể bỏ cuộc sau 1 đến 2 tuần. Chỉ cần bạn tiếp tục chế độ ăn uống bình thường, cân nặng của bạn sẽ tăng trở lại trong thời gian ngắn, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.
Ảnh hưởng kiểm soát lượng đường trong máu
Hầu hết những người thừa cân hoặc béo phì đều có mức độ bất thường về lượng đường trong máu khác nhau. Chỉ ăn một bữa mỗi ngày có thể dễ dàng gây ra biến động lớn về lượng đường trong máu và ảnh hưởng đến việc kiểm soát lượng đường trong máu.
Không ăn trong vài giờ có thể khiến lượng đường trong máu quá thấp và dễ gây ra các triệu chứng hạ đường huyết, chẳng hạn như không thể tập trung làm việc, suy nhược toàn thân, run tay, chóng mặt.
Lượng đường trong máu tăng mạnh trong thời gian ngắn sau khi ăn khiến một lượng lớn insulin được tiết ra. Người già, người mắc bệnh tiểu đường, người mắc bệnh tim mạch, mạch máu não không được áp dụng chế độ ăn một bữa mỗi ngày theo cách này.
Giảm cân thành công cần có phương pháp khoa học, lành mạnh (Ảnh minh họa)
Những cách giảm cân sai lầm cần từ bỏ
Ăn nhẹ, ăn vặt thay thế bữa cơm bình thường
Để kiểm soát cân nặng, nhiều bạn trẻ áp dụng chế độ ăn nhẹ, kiểu dạng ăn ít, bớt thực phẩm chủ chốt. Tuy nhiên, cũng có những thực phẩm chứa nhiều calo trong bữa ăn nhẹ như hoa quả nhiều đường, nước sốt trộn salad hay nước chấm.
Một chén nước sốt salad hoặc nước sốt chấm có lượng calo tương đương một bát cơm, ăn trái cây thay thế thực phẩm chủ yếu dễ dẫn đến lượng đường dư thừa, khi lượng đường dư thừa có thể chuyển hóa thành chất béo.
Không ăn thực phẩm tinh bột
Ăn ít hoặc không ăn thực phẩm thiết yếu từ tinh bột thực sự có thể giảm cân trong một thời gian ngắn, nhưng nó có thể thúc đẩy quá trình phân hủy chất béo và protein trong cơ thể, gây suy giảm cơ bắp, giảm tốc độ trao đổi chất cơ bản và có thể khiến cơ thể dễ bị béo phì.
Trong trường hợp nghiêm trọng, nó có thể dẫn đến nhiễm toan ceto.
Lời khuyên đặc biệt, người béo phì nên xây dựng chế độ ăn phù hợp tùy theo thể trạng của bản thân để đảm bảo tổng lượng calo nạp vào hàng ngày không vượt quá 1.500 kcal.
Tất nhiên, bạn cũng phải duy trì các bài tập vừa phải, chẳng hạn như đi bộ nhanh, nhảy dây, chạy bộ… những bài tập này có thể thúc đẩy quá trình đốt cháy chất béo.
Giảm cân là quá trình đòi hỏi nỗ lực, kiên trì và phương pháp đúng đắn. Hãy giảm cân đúng cách để duy trì trọng lượng mơ ước mà không gây tổn hại lớn cho sức khỏe.
(Nguồn: Family Doctor)