Cô gái trẻ bị tắc ruột phải nhập viện cấp cứu chỉ vì 1 loại quả nhiều người yêu thích, bác sĩ lưu ý 6 điều cấm kỵ ít ai biết

Hồng là loại trái cây nhiều dinh dưỡng, vitamin C và khoáng chất. Tuy nhiên, không cẩn thận khi ăn trái hồng tươi cũng có thể mang đến nhiều hệ lụy về sức khỏe.

Vốn là 1 người thích ăn hồng, 1 cô gái họ Liễu, ngoài 20 tuổi, sống tại Vũ Hán (Hồ Bắc, Trung Quốc) thường xuyên mua từ trái cây tươi cho đến hồng khô, bánh kẹo, mứt hoa quả được làm từ hồng. Nhưng bản thân cô cũng không ngờ được rằng 1 ngày nào đó phải nhập viện trong tình trạng nguy hiểm chỉ vì loại quả này.

Theo cô Liễu kể lại, khoảng đầu tuần trước, khi đang đi mua sắm thì cô thấy quầy hoa quả bán rất nhiều hồng tươi đủ loại từ khắp các vùng miền. Thấy quả nào quả nấy không chỉ tươi ngon mà còn đang được khuyến mại, cô liền mua 1 lúc rất nhiều cả hồng giòn lẫn hồng mòng (hay thường gọi là hồng chát), từ loại còn xanh đến đã chín nhũn.

Sau khi về nhà, cô cẩn thận rửa sạch từng trái, phân loại theo độ chín rồi bỏ vào ngăn mát tủ lạnh để ăn dần. Kể từ hôm đó, ngày nào cô cũng ăn ít nhất là 3 trái hồng, hôm nhiều lên đến cả chục trái, thậm chí còn ăn thay cơm.

Cô gái trẻ bị tắc ruột phải nhập viện cấp cứu chỉ vì 1 loại quả nhiều người yêu thích, bác sĩ lưu ý 6 điều cấm kỵ ít ai biết - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Chưa đầy 1 tuần sau, số hồng gần như đã hết, chỉ còn lại vài quả đang xanh vỏ. Nghĩ rằng loại hồng giòn có thể ăn ngay cả khi chưa chín nên cô Liễu gọt vỏ rồi ăn chúng trước bữa cơm trưa. Không ngờ, 1 lúc sau cô đột nhiên đau bụng dữ dội, có cảm giác ruột mình như bị ai đó dùng tay xoắn lại với nhau, đau đến không thở nổi.

Ngay lập tức, người nhà gọi xe cấp cứu đưa cô đến Bệnh viện Nhân dân Đại học Vũ Hán (Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc). Kết quả chụp CT phát hiện cô Liễu có 1 khối đen cao bất thường, hình bầu dục với đường kính khoảng 5cm ở bụng dưới bên phải. Sau khi hội chẩn, Phó trưởng khoa Tiêu hóa tại bệnh viện là Giáo sư Tống Quang nhận định đó là tắc ruột, phải phẫu thuật.

Buổi chiều cùng ngày, nhóm phẫu thuật của Giáo sư Tống tiến hành phẫu thuật nội soi thăm dò cho cô Liễu. Rất may là ca mổ kịp thời, không gây hoại tử ruột, bóc tách thành công. Sức khỏe của bệnh nhân sau phẫu thuật cũng ổn định, đến tối muộn thì được chuyển về phòng bệnh thường để theo dõi thêm.

Bác sĩ nhắc nhở 6 điều cấm kỵ khi ăn quả hồng tươi

Giáo sư Tống cho biết, nguyên nhân gây ra tình trạng tắc ruột của cô Liễu là ăn quá nhiều hồng, đặc biệt là ăn hồng xanh trong khi bụng đang đói. Sau khi trao đổi với bệnh nhân, cô cũng kể rằng bản thân thấy bụng mình có điểm khác thường từ mấy hôm trước đó, nhưng chưa đến mức đau đớn hay khó chịu nên đã bỏ qua.

Cô gái trẻ bị tắc ruột phải nhập viện cấp cứu chỉ vì 1 loại quả nhiều người yêu thích, bác sĩ lưu ý 6 điều cấm kỵ ít ai biết - Ảnh 2.

Ông giải thích, tuy hồng là trái cây bổ dưỡng nhưng cũng rất dễ gây ngộ độc, tác động xấu đến dạ dày nếu ăn sai cách, sai thời điểm. Bởi vì dưới tác dụng của axit dạ dày, chất tanin và pectin trong quả hồng có thể làm đông tụ protein, tạo thành các chất hỗn hợp dạng cục rắn.

Thông thường, những cục rắn có nguồn gốc thực vật như vậy tương đối nhỏ và có thể được thải ra ngoài theo phân. Tuy nhiên, nếu liên tục nạp thêm tanin, tăng số lượng cục rắn thì chúng sẽ khó mà được đào thải ra ngoài, từ từ quấn lấy chất xơ thô trong thức ăn và lớn dần lên như quả cầu tuyết, gây tắc ruột.

Ngoài ra, Giáo sư Tống cũng liệt kê 6 điều cần lưu ý khi ăn trái hồng tươi để không ảnh hưởng đến sức khỏe, đó là:

- Không ăn quá nhiều hồng. Một ngày không nên ăn quá 2 quả và không nên ăn hàng ngày.

- Không ăn hồng khi chưa chín, đặc biệt là loại hồng mòng/hồng chát.

- Không ăn hồng khi đang đói, dù là hồng đã chín nhũn.

- Không ăn cả vỏ của quả hồng.

- Không ăn hồng chung với những thực phẩm quá nhiều chất đạm, đồ uống có cồn.

- Người có bệnh dạ dày, hệ tiêu hóa kém tốt nhất không nên ăn.

Nguồn và ảnh: Sohu, KKnews, Eat This