Không giống như những loại thực phẩm khác, mầm đậu phộng không những không độc mà còn có rất nhiều dinh dưỡng. Hàm lượng protein và chất béo thô của mầm đậu phộng đứng đầu trong các loại rau. Nó cực giàu vitamin, kali, canxi, sắt, kẽm, axit amin và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể con người. Mầm đậu phộng còn có một tên gọi khác là “nụ trường sinh” vì từ xa xưa, nhiều người đã biết tới lợi ích của nó.
Khi đậu phộng nảy mầm, nhiều chất dinh dưỡng được “kích hoạt” chẳng hạn như resveratrol, cao hơn 100 lần so với đậu phộng trước khi nảy mầm. Dưỡng chất này có chức năng ức chế tế bào ung thư, giảm mỡ máu, ngăn ngừa và điều trị các bệnh tim mạch, trì hoãn quá trình lão hóa và có giá trị sức khỏe vô cùng tuyệt vời.
Ngoài ra, hàm lượng protein và chất béo thô của mầm đậu phộng rất thích hợp với người đang ăn kiêng và giữ dáng. Mầm đậu phộng cũng có thể chuyển hóa dầu trong đậu phộng có tác dụng thanh nhiệt, giảm hàm lượng chất béo.
Tuy nhiên, so với các loại rau mầm khác thì mầm đậu phộng có hương vị không hấp dẫn bằng. Chính vì vậy, khi nấu có thể cho thêm xì dầu và rau mùi để tăng mùi vị. Ngoài ra, khi xào chỉ nên đảo xơ, không nên để chín kĩ quá để giữ được đồ giòn của mầm đậu phộng.