Mới đây, cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (IACR, thuộc WHO) vừa công bố số liệu về bệnh ung thư tại 185 quốc gia, vùng lãnh thổ trong năm 2020. Nếu như năm 2012 WHO cho ra một phiên bản thì mãi đến 2018 họ mấy có lần cập nhật tiếp theo. Tuy nhiên lần này chỉ cần 2 năm họ đã lại cập nhật.
So với năm 2018, thế giới ghi nhận thêm hơn 2 triệu ca mắc mới ung thư, lên gần 19,3 triệu ca và số ca tử vong tăng từ 9,6 triệu ca (2018) lên 9,96 triệu ca (2020).
Theo thống kê, 5 loại ung thư hàng đầu thế giới ghi nhận là: Ung thư vú, ung thư phổi, ung thư đại đại trực tràng, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư dạ dày.
Theo thống kê của GLOBOCAN năm tại Việt Nam, ước tính có 182.563 ca mắc mới và 122.690 ca tử vong do ung thư. Cứ 100.000 người thì có 159 người chẩn đoán mắc mới ung thư và 106 người tử vong do ung thư.
5 bệnh ung thư có tỉ lệ mắc cao nhất ở Việt Nam:
Ở nam giới, 5 bệnh ung thư phổ biến xếp thep thứ tự là: Ung thư gan , phổi, dạ dày, đại trực tràng, tiền liệt tuyến.
Ở nữ giới, 5 bệnh ung thư phổ biến là: Ung thư vú, phổi, đại trực tràng, dạ dày, gan.
Chung cho cả 2 giới: 5 loại ung thư phổ biến là ung thư gan, phổi, vú, dạ dày và đại trực tràng.
Có thể nói ung thư gan vẫn đứng đầu trong top bệnh ung thư ở Việt Nam, là bệnh phổ biến nhất ở cả 2 giới (chiếm 26,4%) nói chung và ở nam giới nói riêng (chiếm 20,2%). Theo một số nghiên cứu, tỷ lệ mắc bệnh gan ở Việt Nam đứng thứ 3 trên thế giới, phần lớn bệnh nhân sau khi phát hiện xơ gan, ung thư gan chỉ còn sống được từ 1-3 năm.
Theo chia sẻ của PGS.TS.BS Trịnh Thị Ngọc, nguyên Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai, Phó Chủ tịch Hội Gan mật Hà Nội, tỉ lệ mắc các bệnh lý về gan mật ở Việt Nam có xu hướng ngày càng tăng, nhất là trước các vấn nạn lạm dụng rượu bia, viêm gan virus B, C, thực phẩm bẩn, thuốc tây, hóa chất gây tổn thương tế bào gan. Bên cạnh đó, phần lớn bệnh nhân bị bệnh gan ở Việt Nam được phát hiện quá muộn nên các tế bào gan đã bị phá hủy, về lâu dài tăng nguy.
Y học cổ truyền Trung Quốc thường nói: "Dưỡng gan là nuôi sống cơ thể". Gan là cơ quan bài tiết lớn nhất của cơ thể, chịu trách nhiệm về công việc chuyển hóa và điều hòa của cơ thể. Gan là cơ quan nội tạng lớn nhất, đồng thời cũng là tuyến bộ phận lớn nhất trong cơ thể con người. Mỗi ngày, gan phải thực hiện hơn 500 nhiệm vụ thiết yếu để duy trì sức khỏe. Gan cũng là một phần của hệ tiêu hóa với một số chức năng phổ biến như: Giải độc; Tổng hợp protein; Sản sinh các hoạt chất hỗ trợ tiêu hóa thức ăn...
Chính vì vậy, bảo vệ sức khỏe của gan là bất kì ai cũng cần chú ý, trong đó, ăn uống là việc vô cùng quan trọng.
Một số loại thực phẩm không chỉ ngon mà còn giàu chất dinh dưỡng rất tốt cho gan. Nhưng cũng có một số thực phẩm có thể gây tổn thương gan.
Nếu bạn thích 5 món ăn sau đây, thì bạn nên cẩn thận. Vì chúng hoàn toàn có thể gây hại cho gan, thậm chí có thể gây ung thư gan.
1. Rượu
Sau khi rượu vào cơ thể, 90% cần được gan dị hóa nên chắc chắn sẽ làm tăng gánh nặng cho gan. Đặc biệt đối với rượu bia nồng độ cồn càng cao thì cơ thể càng tiêu thụ nhiều men và vitamin, tổn thương gan càng lớn. Và nếu acetaldehyde, được phân hủy bởi rượu, tích tụ trong gan sẽ có nguy cơ gây ung thư gan.
2. Thực phẩm nhiều đường
Ăn quá nhiều thức ăn có hàm lượng đường cao không chỉ dễ chuyển hóa đường thành mỡ và tích tụ trong gan, ảnh hưởng đến sức khỏe của gan mà còn gây tiết quá nhiều men tiêu hóa trong đường tiêu hóa, gây giảm cảm giác thèm ăn và đầy hơi. Do đó, hãy ăn ít thức ăn có hàm lượng đường cao.
3. Thực phẩm bị mốc và hỏng
Thực phẩm bị mốc có chứa aflatoxin, là chất gây ung thư mạnh và có thể gây ung thư gan. Vì vậy, đồ ăn bị mốc phải kịp thời bỏ đi, không được đành chịu, sau khi xử lý một chút thì tiếp tục ăn.
Đặc biệt ngô, lạc, khoai khô... bị mốc là những nơi ẩn chứa aflatoxin phổ biến nhất. Vì vậy muốn bảo quản loại thực phẩm này tại nhà, bạn phải chú ý phơi khô hoàn toàn và bảo quản nơi khô thoáng. Nếu thấy nấm mốc thì không được ăn.
4. Đồ chua
Đồ muối chua bảo quản được lâu và có hương vị đặc trưng, nhiều gia đình thích chế biến tại nhà. Nhưng vì thực phẩm muối chua thường cho nhiều muối trong quá trình chế biến nên nếu thời gian ngâm chua quá lâu sẽ sinh ra một số chất độc hại, khi vào cơ thể những chất độc hại này cần được gan phân hủy sẽ gây hại cho sức khỏe của gan.
5. Thực phẩm giàu chất béo
Thường xuyên ăn thực phẩm giàu chất béo dẫn đến nạp quá nhiều chất béo và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về gan như gan nhiễm mỡ , theo thời gian còn có thể gây ra các bệnh gan khác. Do đó thường ăn ít thịt mỡ và nội tạng động vật. Trong nấu nướng, bạn cũng nên chú ý ít sử dụng các món chiên, rán... mà nên dùng cách hấp và các phương pháp khác.
Rượu, thực phẩm nhiều đường, thực phẩm giàu chất béo, thậm chí cả đồ ăn chua là những món rất phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Đặc biệt, vào dịp Tết, chúng ta có xu hướng ăn những thực phẩm này nhiều hơn. Bất kì thực phẩm nào ăn nhiều đều không có lợi cho sức khỏe, với những thực phẩm này, ăn nhiều sẽ rất có hại cho gan. Vì vậy, hãy chú ý chuyện ăn uống của bạn.
Để bảo vệ gan , ngoài việc tránh ăn nhiều những thực phẩm nói trên, bạn cũng nên chú ý đến những yếu tố khác như: Tập thể dục nhiều hơn, không thuốc lá và rượu bia, nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể, không thức khuya, đi ngủ sớm, xây dựng thói quen sinh hoạt tốt. Nếu bạn bị bệnh gan hoặc uống rượu, bạn cần đi khám gan 6 tháng/lần.
Ngoài ra, nên duy trì thái độ vui vẻ, lạc quan, không nên làm việc quá sức.
Chỉ cần chú ý đến những chi tiết nhỏ này trong cuộc sống cũng có thể giúp chúng ta phòng tránh bệnh gan và ung thư gan.