Cúc tần
Theo y học cổ truyền, cúc tần có vị đắng, cay, thơm, tính ấm. Cúc tần có tác dụng hạ nhiệt, giảm đau, được dùng chữa cảm mạo, sốt không ra mồ hôi, cơ thể đau nhức. Hái lá và cành non đem về rửa sạch, sau đó đun lên lấy nước uống, hoặc đun lên để xông. Khi uống vào mồ hôi ra đầm đìa là được hoặc dùng 8-16 g dạng hoàn, tán.
Người bệnh cảm sốt không ra mồ hôi, nhức đầu có thể lấy 20g lá cúc tần tươi, 10g lá sả một phần, 10g lá chanh đem nấu với nước, uống khi còn nóng. Cho thêm nước vào phần bã đun sôi, dùng để xông cho ra mồ hôi để giảm sốt, giải cảm.
Hành tím
Cắt dọc vài củ hành tím và ngâm với mật ong trong 12 giờ, bạn sẽ có một thứ xirô chữa cảm lạnh, nhức đầu rất hiệu quả.
Tỏi
Tỏi nên là loại thực phẩm đầu tiên bạn nghĩ đến nếu không may mắc phải chứng cảm cúm đáng ghét. Vì allicin - một trong ba hoạt chất quan trọng có trong tỏi được mệnh danh là loại kháng sinh tự nhiên rất mạnh, mạnh hơn cả Penicillin, có khả năng làm bớt ho, long đờm, dễ thở và không bị nghẹt mũi.
Cách dùng: Giã nát 3 tép tỏi, hãm trong 50ml nước sôi khoảng nửa giờ. Chắt lấy nước, nhỏ vào mũi mỗi bên khoảng 2-3 giọt, ngày 2-3 lần.
Hành
Hành là một vị thuốc rất thông dụng trong nhân dân, được ghi chép trong các tài liệu cổ từ lâu đời. Trong các tài liệu cổ này, người ta cho rằng hành có vị cay, bình mà không độc có năng lực phát biểu, hoà trung, thông dương, hoạt huyết, dùng làm thuốc ra mồ hôi, lợi tiểu, sát trùng, chữa đau răng, sắc uống lấy nước chữa các chứng sốt, sốt rét, cảm, nhức đầu, mặt mày phù thũng, còn làm yên thai, sáng mắt, lợi ngũ lạng. Vào hai kinh thủ thái âm (phế kinh) và túc dương minh (vị kinh).
Tinh dầu hành có tác dụng sát khuẩn mạnh, dùng ngoài chữa những mụn nhọt mưng mủ, dùng nước hành nhỏ mũi chữa được ngạt mũi, cấp tính và mãn tính, viêm niêm mạc mũi, khi bị cảm mạo, đầu nhức, mũi ngạt thì có thể dùng hành giã nát, thêm nước sôi vào rồi xông, hoặc cho hành vào cháo nóng mà ăn thì chóng khỏi.
Ớt ngọt
Ớt ngọt chứa chất apsaicin có tác dụng làm giảm chất nhầy gây nghẹt mũi và các triệu chứng cảm sốt. Khi bạn bị cảm lạnh, nhức đầu, bạn hãy nấu món ăn có ớt ngọt kèm theo một chút hạt tiêu để cải thiện tình hình.
Gừng tươi
Gừng tươi có vị cay, tính ấm, thơm, gừng khô có vị cay, tính nóng, thơm hắc. Kết hợp gừng với mật ong, chúng ta sẽ có một loại đồ uống kháng sinh mạnh, đặc biệt có tác dụng tích cực trong việc điều trị cảm cúm, giảm bớt khó chịu trong dạ dày, giúp khí huyết lưu thông và ngủ ngon hơn. Do đó, chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng đồ uống này để phòng và trị bệnh cảm cúm.
Trà quế và thảo quả
Bạn có thể chế biến món trà giải cảm bằng cách nấu sôi nước với vài nhánh quế, thảo quả, một chút đường và một nhúm bột nghệ trong 20 phút. Bạn có thể duy trì thói quen uống trà quế - thảo quả 3 lần mỗi ngày để giảm các triệu chứng cảm, sốt.
Trà gừng nóng
Trong gừng có chứa gingerol và shogaol có tác dụng trị cảm, thông mũi hiệu quả. Bên cạnh đó, gừng rất tốt cho hệ hô hấp, "đánh bay" viêm họng trong vòng một nốt nhạc.
Bạn chỉ cần cho vài lát gừng vào ấm nước đun sôi cùng ít đường phèn hay ít mật ong vào để uống. Uống 3 lần/ ngày sẽ giúp bạn giảm nhanh các triệu chứng cảm cúm mà không cần dùng đến các loại thuốc kháng sinh.
Sữa và bột nghệ
Sữa và bột nghệ cũng có tác dụng giải cảm, tăng cường lưu thông máu. Bạn có thể uống 3 cốc sữa nóng và bột nghệ mỗi ngày để giảm cảm lạnh và đau đầu.
Chữa cảm cúm bằng vỏ và lá bưởi
Vỏ ngoài bưởi chứa tinh dầu có vị cay, đắng, ngọt, tính ấm, có tác dụng trị ho, giải cảm tốt. Có thể xông giải cảm bằng lá bưởi tươi kết hợp cùng một số loại lá có tinh dầu thơm như lá chanh, lá sả, hương nhu.
Nếu ho có đờm, lấy vỏ bưởi đã cạo bỏ lớp ngoài, cắt thành từng khúc, nấu với nước sôi một lát rồi vắt nước, ngâm trong đường một tuần. Lấy nước ngâm nuốt dần, dùng liền 5 ngày có thể thuyên giảm bệnh.
Bạc hà
Tính chất của bạc hà theo các tài liệu cổ ghi như sau: Vị cay, mát không độc, vào 2 kinh phế và can, có tác dụng tán phong nhiệt. Bạc hà là một vị thuốc có tinh dầu thơm, làm ra mồ hôi, hạ sốt dùng chữa cảm sốt, cảm mạo, mũi ngạt, đầu nhức, còn giúp cho sự tiêu hoá, chữa kém ăn, ăn uống không tiêu, đau bụng đi ngoài.
Tinh dầu bạc hà còn giúp thông khướu, dùng khi ngạt mũi, nhức đầu, xoa bóp tại chỗ để giảm đau và sát khuẩn. Bạc hà còn dùng trong pha chế đồ uống như trà, rượu, cocktail… Một số loại trà kết hợp với bạc hà như trà bạc hà cam quế, trà táo bạc hà, trà chanh bạc hà…