Diêm Vương của Tây Du Ký từng 2 lần mắc căn bệnh ung thư rất dễ gây "hiểu nhầm" này

Có một số lầm tưởng về bệnh ung thư tiền liệt tuyến có thể gây hiểu lầm và ngăn cản việc điều trị kịp thời.

Diễn viên Lưu Giang sinh năm 1925 là một nghệ sĩ gạo cội của làng giải trí Hoa ngữ. Ông vào nghề khá muộn với nhiều vai diễn lớn nhỏ khác nhau, song vẫn được nhiều người hâm mộ biết đến hơn cả nhờ thủ vai Diêm Vương trong bộ phim Tây Du Ký bản 1986.

Ông bắt đầu đóng Tây Du Ký vào năm 1986 và cho đến năm 2000, khi đã 75 tuổi ông vẫn tiếp tục đảm nhiệm vai diễn này. Trong quá trình ghi hình, có nhiều cảnh hành động mạnh, đạo diễn rất lo lắng cho sức khỏe của Lưu Giang nhưng ông sẵn sàng hi sinh vì nghệ thuật để cho ra đời cảnh quay mãn nhãn nhất.

Diễn viên Lưu Giang từng 2 lần được chuẩn đoán mắc bệnh ung thư tiền liệt tuyến. Nhờ phát hiện sớm, ông được chữa trị kịp thời và từ đó thay đổi lối sống tích cực hơn và sống đến năm 2020, hưởng thọ 95 tuổi.

Ung thư tiền liệt tuyến không phải căn bệnh quá xa lạ với tất cả mọi người, đặc biệt là cánh mày râu. Tuy nhiên, vẫn có một số lầm tưởng phổ biến về căn bệnh này khiến quý ông chủ quan, ngăn cản việc thăm khám và điều trị kịp thời.

Diêm Vương của Tây Du Ký từng 2 lần mắc căn bệnh ung thư rất dễ gây "hiểu nhầm" này - 3

1. Ung thư tiền liệt tuyến chỉ xảy ra ở nam giới lớn tuổi

Mặc dù tỷ lệ mắc ung thư tiền liệt tuyến tăng lên theo tuổi nhưng vẫn có tới 35% được chẩn đoán có khả năng xảy ra ở nam giới dưới 65 tuổi. Căn bệnh xảy đến phần lớn là do tác động của yếu tố gia đình, di truyền và lối sống. Ví dụ, những quý ông bị đột biến gen thường mắc bệnh trước 60 tuổi.

2. Nếu không có triệu chứng thì không bị ung thư

Ung thư tiền liệt tuyến phần lớn không có triệu chứng. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển, các triệu chứng như đi tiểu nhiều, tiểu ra máu và đau nhức xương khớp có thể xảy ra.

Diêm Vương của Tây Du Ký từng 2 lần mắc căn bệnh ung thư rất dễ gây "hiểu nhầm" này - 4

3. Ung thư tiền liệt tuyến phát triển chậm

Không phải lúc nào căn bệnh cũng phát triển chậm rãi đến mức không cần lo lắng hay điều trị. Thế nên, hãy giám sát sức khỏe tích cực, đánh giá lại sau mỗi 6 đến 12 tháng. Hãy nhớ rằng, ung thư tiền liệt tuyến chỉ đứng sau ung thư phổi về tỷ lệ tử vong do ung thư ở nam giới.

4. Nếu bệnh không di truyền trong gia đình thì không cần lo lắng

Mặc dù tiền sử gia đình làm tăng nguy cơ mắc bệnh, nhưng di truyền chỉ đóng một vai trò nào đó trong khoảng 5 đến 10% các trường hợp. Bất kể đây là căn bệnh xuất hiện ngẫu nhiên hay di truyền thì đây vẫn là căn bệnh ung thư phổ biến nhất ở nam giới, đặc biệt là ở người Mỹ gốc Phi.

Diêm Vương của Tây Du Ký từng 2 lần mắc căn bệnh ung thư rất dễ gây "hiểu nhầm" này - 5

5. Chỉ số PSA tăng cao có nghĩa là người đó mắc ung thư tiền liệt tuyến

Không hẳn là như vậy. Một số yếu tố khác như viêm tuyến tiền liệt, tuyến tiền liệt phì đại và tuổi tác đều có thể làm tăng PSA. Đó là lý do tại sao bạn nên đi khám sức khỏe thường xuyên.

6. Không có mối liên hệ giữa bệnh ung thư tiền liệt tuyến của người cha với bệnh ung thư vú của con gái

Trên thực tế, có một liên kết. Có khả năng người cha bị đột biến gen BRCA2, ông đã truyền cho con gái mình, người này đến lượt mình lại phát triển thành ung thư vú. Nếu bố hoặc mẹ có đột biến gen BRCA1 hoặc BRCA2, thì có 50% khả năng di truyền cho con cái.

7. Chỉ số PSA thấp cho thấy ung thư không xuất hiện

Người ta phát hiện ra rằng những người đàn ông thừa cân hoặc béo phì có nồng độ PSA trong máu thấp. Chính vì vậy, chỉ số PSA thấp không phải tiêu chí duy nhất đánh giá bệnh ung thư tiền liệt tuyến.