Bắt đầu sự nghiệp của mình với tư cách là một diễn viên điện ảnh khi mới 11 tuổi, cuộc sống của Daniel đã bị bắt đầu được chú ý sau khi anh được chọn vào vai cậu bé phù thủy Harry Potter. Đến năm 19 tuổi, Daniel mới công khai trước báo chí rằng anh mắc chứng rối loạn phối hợp phát triển (DCD) từ khi còn nhỏ.
Trong một cuộc phỏng vấn với Daily Mail vào năm 2008, người đại diện của Daniel nói rằng may mắn khi tình trạng của ngôi sao chỉ ở mức độ nhẹ, biểu hiện bằng việc không thể tự buộc dây giày và chữ viết tay xấu.
“Phù thuỷ” của Harry Porter cũng tiết lộ một số áp lực đối với anh khi ở trường. Daniel không có tài năng đặc biệt và làm nhiều thứ khó khăn hơn người bình thường.
May mắn cho ngôi sao, tài năng diễn xuất đã giúp anh xoa dịu mọi khó khăn mà anh gặp phải.
Rối loạn phối hợp phát triển (DCD) là một tình trạng khá phổ biến liên quan đến sự phối hợp vận động của cả trẻ em và người lớn.
DCD khác với các rối loạn vận động khác như bại não và đột quỵ, ảnh hưởng khác nhau đến các cá nhân. DCD ảnh hưởng đến sự phối hợp thể chất của các cá nhân, hạn chế họ trong các hoạt động hằng ngày, khiến họ vụng về khi di chuyển.
Tình trạng này có thể dễ nhận thấy ngay từ khi còn nhỏ, khi các cột mốc phát triển ban đầu như bò, đi, mặc quần áo và tự ăn bị chậm lại.
Trẻ em mắc chứng DCD cũng có thể kém các trẻ cùng tuổi về các kỹ năng như viết, vẽ và kết quả học tập nói chung.
Triệu chứng của bệnh
Các triệu chứng có thể thay đổi theo thời gian, thường bao gồm những dấu hiệu sau:
- Khó phối hợp, giữ cân bằng và chuyển động
- Khó học các kỹ năng mới, suy nghĩ và ghi nhớ thông tin ở cơ quan và gia đình
- Kỹ năng sống hằng ngày vụng về, chẳng hạn như mặc quần áo hoặc chuẩn bị bữa ăn
- Khả năng viết, gõ, vẽ và cầm nắm các vật nhỏ bị hạn chế
- Không nhanh nhạy trong các tình huống xã hội
- Kỹ năng quản lý thời gian, lập kế hoạch và tổ chức cá nhân không tốt
Nguyên nhân dẫn đến rối loạn phối hợp phát triển
Dịch vụ Y tế Quốc gia vương quốc Anh (National Health Service) giải thích rằng, nguyên nhân của chứng DCD là do các dây thần kinh và các bộ phận khác nhau của não không hoạt động cùng nhau hoàn toàn. Mặc dù vẫn chưa rõ lý do cụ thể tại sao lại như vậy, nhưng có một số yếu tố nguy cơ có thể làm tăng khả năng mắc chứng DCD của trẻ.
Những yếu tố đó bao gồm:
- Sinh non, trước tuần thứ 37 của thai kỳ
- Sinh con nhẹ cân hơn mức bình thường
- Có tiền sử gia đình bị DCD, mặc dù không rõ chính xác gen nào có liên quan đến tình trạng này
- Mẹ uống rượu hoặc dùng ma túy bất hợp pháp khi mang thai
- Tình trạng này cũng phổ biến hơn ở nam giới và trẻ em trai so với phụ nữ và trẻ em gái.
Điều trị rối loạn phối hợp phát triển
Đối với trẻ em, liệu pháp sẽ tập trung vào việc dạy cách thực hiện các hoạt động mà chúng cảm thấy khó khăn, hoặc sử dụng các dụng cụ được thiết kế đặc biệt để hỗ trợ trẻ, ví dụ như bút mực và bút chì.
Đối với người lớn, liệu pháp nghề nghiệp hoặc liệu pháp hành vi nhận thức (Cognitive behavioral therapy - CBT) có thể hỗ trợ cuộc sống hằng ngày và giúp các cá nhân tìm ra cách thiết thực để duy trì sự độc lập và quản lý các công việc. Ngoài ra, hiện nay, nếu việc viết bằng tay trở nên quá khó khăn thì mọi người có thể sử dụng máy tính để làm việc dễ dàng hơn.