Gia đình 3 người ăn cua phải nhập viện vì sán lá phổi: 4 lưu ý khi đánh chén cua để không ôm bệnh vào người

Cách đây không lâu, một gia đình 3 người đến điều trị tại Khoa Truyền nhiễm của Bệnh viện Nhân dân Thâm Quyến (Trung Quốc) với biểu hiện sốt, đau bụng và chán ăn. Sau khi kiểm tra, bác sĩ kết luận tất cả đều bị sán ký sinh trong phổi, may mắn chưa lên não.

Theo đó, đầu năm nay, gia đình này đã cùng nhau thưởng thức món cua ngâm tương. Đến thời gian gần đây, tất cả các thành viên trong nhà đều có biểu hiện sốt, đau bụng, chứng bụng,... mệt mỏi, chán ăn và ho khan. Do đó, cả gia đình cùng nhau đến Bệnh viện Nhân dân Thâm Quyến (Trung Quốc) để thăm khám.

Sau khi thực hiện các xét nghiệm kháng thể ký sinh trùng và chụp CT, bác sĩ Khoa Truyền nhiễm của bệnh viện nhận thấy bạch cầu ái toan trong máu của 3 người đều tăng lên đáng kể, kết luận cả gia đình bị sán ký sinh trong phổi.

Nếu không đi khám kịp thời, các ký sinh trùng sẽ xâm nhập vào não và gây thoát vị não, không cứu được tính mạng. May mắn thay, sau khi điều trị tích cực, 3 thành viên trong gia đình này đã bình phục và xuất viện.

Hình ảnh chụp CT của 3 thành viên trong gia đình: Khoanh tròn xanh thể hiện vị trí sán ký sinh trong phổi của họ (Ảnh: Sina).

Nhiễm sán lá phổi (Paragonimus) là bệnh do vi khuẩn sán lá phổi (Paragonimiasis) ký sinh trên các bộ phận cơ thể người. Chúng thường tấn công vào vùng phổi nhất nhưng cũng có thể xâm nhập và làm tổn thương màng não, gây đau đầu dữ dội, làm teo dây thần kinh mắt, liệt nhẹ tay chân hoặc rối loạn tâm thần.

Con đường lây nhiễm chính cho con người là cua, dế nước ngọt bị nhiễm sán lá phổi, hoặc uống nước thô bị ô nhiễm, nước sống hoặc bán sống.

Loại sán này ký sinh ở phổi, thường gây ho, đau ngực và đờm màu gỉ sắt. Giun di chuyển giữa các cơ quan trong ổ bụng, gây ra các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa, xâm nhập vào gan có thể dẫn đến chức năng gan bất thường.

Nếu giun xâm nhập vào não có thể bị đau đầu, chóng mặt, động kinh, dị cảm… Ngoài ra, nó cũng có thể xuất hiện dưới dạng nốt hoặc khối dưới da.

Các biểu hiện lâm sàng của bệnh nhiễm sán lá phổi rất phức tạp và đa dạng, khởi phát chậm, thời gian ủ bệnh có thể ngắn vài ngày hoặc lâu nhất là hơn 10 năm, chủ yếu là 3-6 tháng.

4 lưu ý khi ăn cua để không "bế sán, ôm bệnh" vào người

1. Kiên quyết không ăn cua chết

Chú ý chọn ghẹ sống để nấu bởi sau khi cua chết, vi khuẩn gây bệnh trong cua sẽ sinh sôi và lây lan nhanh chóng. Đồng thời, histamine (một amin sinh học có liên quan trong hệ miễn dịch cục bộ của cua) tạo ra do quá trình phân hủy nhanh của protein có thể gây nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy và các triệu chứng khác.

Gia đình 3 người ăn cua phải nhập viện vì sán lá phổi: 4 lưu ý khi đánh chén cua để không ôm bệnh vào người - Ảnh 2.

2. Xử lý cua cẩn thận

"Vi khuẩn ăn thịt người" là một số loại vi khuẩn hỗn hợp có thể gây ra viêm cân gan gót chân. Chúng thường sống ký sinh vào vây cá, tôm hùm và càng cua. Trong quá trình xử lý cua vô tình bị càng cua làm bị thương, "vi khuẩn ăn thịt người" có thể xâm nhập vào cơ thể người qua những vết thương nhỏ và có thể gây tử vong.

Mọi người phải thận trọng và đeo găng tay khi tiếp xúc, cầm nắm cua để tránh bị thương ở tay.

Gia đình 3 người ăn cua phải nhập viện vì sán lá phổi: 4 lưu ý khi đánh chén cua để không ôm bệnh vào người - Ảnh 3.

3. Chọn phương pháp nấu ăn phù hợp

Nhiều nơi có thói quen ăn ghẹ sống hoặc ghẹ ngâm rượu, ngâm tương, mù tạt, giấm... nhưng việc làm này không thể tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn gây bệnh, cũng như diệt được ký sinh trùng hiệu quả.

Cách chế biến đúng là luộc hoặc hấp, sau khi hấp trong nồi 15 phút cua sẽ chín kỹ giúp tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh. Cũng lưu ý, ghẹ tốt nhất nên hấp vừa ăn, không nên bảo quản lâu rồi mới ăn.

Gia đình 3 người ăn cua phải nhập viện vì sán lá phổi: 4 lưu ý khi đánh chén cua để không ôm bệnh vào người - Ảnh 4.

4. Ăn cua điều độ

Ăn cua tốt nhất không quá 3 lần một tuần. Phần ăn được của 100g cua chứa 267mg cholesterol, và 100g gạch cua chứa gần 466mg cholesterol. Theo khuyến nghị về lượng cholesterol trong chế độ ăn uống cho người trưởng thành, mọi người nên ăn dưới 300mg mỗi ngày.

Hàm lượng purin trong 100g cua là 82mg, thuộc loại thực phẩm chứa purin trung bình, vì vậy bạn không được ăn trong thời gian bị gút. Trong giai đoạn bệnh gút thuyên giảm, bạn có thể nêm nếm vừa phải nhưng nên ăn ít các loại thịt khác trong bữa ăn.

Đặc biệt, không được ăn tim, mang cua, bao tử cua và ruột cua!

Nguồn tham khảo và ảnh: QQ, Sina, Sohu, Kknews, Healthline