Giải mã tình trạng tái cận, biến chứng sau khi mổ cận và cách phòng tránh

Hiện nay, mổ cận đã trở thành 1 trong những phẫu thuật Nhãn khoa vô cùng phổ biến. Tuy nhiên, không ít người vẫn còn phân vân chưa biết chọn phương pháp như thế nào để giảm thiểu biến chứng hậu phẫu cũng như tỷ lệ tái cận.

Cận thị ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều mặt của cuộc sống. May mắn là cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, các phương pháp mổ cận đã ra đời và ngày càng được cải tiến, giúp ''team 4 mắt'' chấm dứt chuỗi ngày khổ sở vì cận thị.

Giải mã tình trạng tái cận, biến chứng sau khi mổ cận và cách phòng tránh - Ảnh 1.

Rất nhiều người cận thị muốn mổ cận nhưng lại băn khoăn về biến chứng và tỷ lệ tái cận (Nguồn: Pinterest)

Nhưng trước khi quyết định mổ cận, hầu hết mọi người sẽ rất hoang mang vì có quá nhiều phương pháp. Đặc biệt là không biết phương pháp nào phù hợp với mình và có tỷ lệ tái cận cũng như các biến chứng hậu phẫu thấp nhất.

Các biến chứng sau khi mổ cận có đáng lo ngại?

Không riêng gì mổ cận, đứng trước bất kỳ cuộc phẫu thuật nào chúng ta cũng sẽ khó tránh khỏi những lo lắng nhất định. Nhất là về những biến chứng có thể xảy ra trong quá trình mổ cũng như những hệ quả lâu dài về sau. Trong khi mắt lại là cơ quan rất quan trọng và dễ bị tổn thương.

Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên lo lắng quá mức mà chỉ nên lấy đó làm động lực tìm hiểu cho kỹ, trang bị kiến thức để làm cơ sở lựa chọn phương pháp, bệnh viện, bác sĩ uy tín cho ca mổ cận của mình.

Trên thực tế, mổ cận bằng Laser đã có từ lâu đời, có độ an toàn rất cao và biến chứng hiếm khi xảy ra (tỉ lệ chung dưới 1%). Bên cạnh đó, các kỹ thuật cũng ngày càng được cải tiến và hoàn thiện theo thời gian.

Các biến chứng mổ cận có thể gặp là: viêm nhiễm hậu phẫu, điều trị quá mức hoặc bị tồn dư độ, lóa mắt, khô mắt hoặc giãn phình giác mạc... Nhưng các biến chứng này có thể được phòng ngừa hoặc giảm thiểu bằng cách đo đạc, khảo sát thật chi tiết các cấu trúc, đặc điểm mắt từ trước mổ. Từ đó cân nhắc về thông số điều trị, lựa chọn phương pháp phẫu thuật phù hợp và ca mổ được thực hiện bởi bác sĩ giàu kinh nghiệm.

Nguyên nhân dẫn đến tái cận và phương pháp có tỷ lệ tái cận thấp nhất là gì?

Mặc dù tỷ lệ rất thấp nhưng sau một thời gian mổ cận, ở một số người độ cận có thể xuất hiện trở lại hay gọi là tái cận. Tuy nhiên, thường chỉ ở mức độ cận nhẹ, có nghĩa là chất lượng nhìn bị giảm hơn so với kết quả ngay sau phẫu thuật, nhưng hiếm khi khiến chúng ta phải phụ thuộc vào kính gọng như ban đầu.

Giải mã tình trạng tái cận, biến chứng sau khi mổ cận và cách phòng tránh - Ảnh 2.

Khám tiền phẫu thuật đúng và kỹ càng sẽ giúp ca phẫu thuật thành công hơn, giảm nguy cơ tái cận

Có một số các yếu tố làm tăng khả năng tái cận như: trước phẫu thuật có độ cận quá cao hoặc có kèm độ loạn, độ khúc xạ ổn định chưa tốt trước mổ. Ngoài ra, sự thay đổi về chiều dài trục nhãn cầu theo thời gian, thuỷ tinh thể lão hoá sớm trên cơ địa mắt cận thị… Hoặc nếu mắt có xuất hiện biến chứng giãn phình giác mạc, độ cận và loạn sẽ xuất hiện trở lại và tăng dần.

Còn về các phương pháp mổ cận, hiện nay mổ cận bằng Laser được chia làm 3 nhóm: Laser bề mặt (PRK, SmartSurface), phẫu thuật tạo vạt giác mạc (Lasik, FemtoLasik), phẫu thuật không vạt (SMILE). Trong đó, nhóm phẫu thuật không vạt SMILE, hay cụ thể hơn là ReLex SMILE tân tiến nhất và có ít biến chứng, tỷ lệ tái cận thấp nhất.

Quy trình thực hiện phương pháp mổ cận SMILE như thế nào?

Phẫu thuật SMILE (Small Incision Lenticule Extraction) là phương pháp Laser cận thị thế hệ cuối hay còn gọi là phẫu thuật Lasik không vạt. Toàn bộ cuộc phẫu thuật được thực hiện bởi Femtosecond Laser, không gây đau. Độ cận, độ loạn sẽ được khử đi chỉ sau tổng thời gian phẫu thuật kéo dài 10 - 15 phút với 3 bước:

- Bước 1: Femtosecond Laser đi xuyên vào trong bề dày giác mạc, tạo hai mặt phân cách và cắt sẵn lõi mô ở giữa.

- Bước 2: Femtosecond Laser được chiếu tạo đường mổ rất nhỏ ở gần rìa giác mạc, kích thước chỉ 2 - 3 mm (bằng ⅕ vết mổ trong phẫu thuật tạo vạt giác mạc)

- Bước 3: Bác sĩ dùng dụng cụ vi phẫu chuyên biệt tách rút phần lõi mô đã được tạo trước đó ra khỏi nhu mô giác mạc qua vết mổ.

Đường mổ cực nhỏ giúp vết thương nhanh lành, giảm thiểu nguy cơ viêm nhiễm và khô mắt. Không xảy ra tình trạng nhăn lệch vạt và đặc biệt là tỷ lệ tái cận cực thấp, cấu trúc giải phẫu và độ bền sinh học của giác mạc được bảo tồn gần như nguyên vẹn.

Giải mã tình trạng tái cận, biến chứng sau khi mổ cận và cách phòng tránh - Ảnh 3.

Phẫu thuật SMILE là phương pháp mổ cận an toàn, nhanh chóng và có tỷ lệ tái cận thấp nhất

Có thể nói, SMILE là một phẫu thuật rất thân thiện với ''team cận thị''. Chỉ cần bạn đủ 18 tuổi, có độ cận trong khoảng 0.75 - 10 độ, loạn thị trong không quá 6 độ, giác mạc không sẹo và mắt không có các bệnh lý cấp hoặc mạn tính nhất định thì có thể thực hiện phẫu thuật này. Ngay cả khi bạn vừa cận vừa loạn, mắt khô, hoặc muốn được chơi lại thể thao sớm sau mổ thì SMILE sẽ là phương pháp không làm bạn thất vọng.

Dù tỷ lệ rất thấp nhưng nếu bị tái cận thì phải làm gì?

Như đã nói, tái cận có thể xuất hiện trong một số trường hợp. Tuy thường ở mức độ rất nhẹ nhưng cũng sẽ có khoảng 2 - 5% người trong số đó cần điều trị bổ sung.

Cách điều trị bổ sung sẽ khác nhau tùy vào phương pháp mổ cận ban đầu. Ví dụ như với nhóm Laser bề mặt (PRK, SmartSurf), cuộc phẫu thuật tiếp theo sẽ được thực hiện với các bước tương tự như lần mổ đầu tiên. Còn đối với nhóm phương pháp tạo vạt (Lasik, FemtoLasik), vạt giác mạc đã có trước đó sẽ được tách lật lên lại để chiếu laser thêm mà không cần tạo đường mổ mới.

Riêng phẫu thuật SMILE không vạt, cách thức điều trị bổ sung sẽ có 2 hướng để lựa chọn. Một là laser bề mặt nhằm giữ nguyên kết cấu không vạt. Hai là chuyển sang hình thức laser tạo vạt để tiếp cận diện mô cần chiếu.

Như vậy, để hạn chế tái cận cũng như nhẹ nhàng hơn trong tình huống cần phẫu thuật điều trị bổ sung thì tốt nhất hãy thăm khám kỹ và lựa chọn phương pháp mổ cận tối ưu ngay từ đầu. Ngoài ra, cơ sở Nhãn khoa và tay nghề của bác sĩ phẫu thuật, sự chăm sóc sau mổ cũng rất quan trọng.

Vậy về phía người mổ cận, cần phải chăm sóc mắt sau mổ thế nào?

Sau phẫu thuật, ngoài việc đeo kính bảo vệ 24/24 thì cần kiêng không cho nước vào mắt trong 1 tuần đầu. Đồng thời hạn chế nằm vùi hoặc tì mặt vào gối, không chơi các môn thể thao vận động quá mạnh, có nguy cơ chấn thương mắt trong 3 tháng đầu. Riêng đối với SMILE thì hoàn toàn khác, bạn chỉ cần đeo kính bảo vệ khi đi đường và kiêng nước trong 3 ngày đầu sau mổ cận, các môn thể thao mạnh bạn có thể chơi trở lại sau 1 tháng.

Không dụi mắt hay chà xát mạnh khi thấy ngứa, khô hay mỏi mắt mà nên dùng nước mắt nhân tạo theo chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt là phải duy trì thói quen sử dụng mắt, sinh hoạt và nghỉ ngơi lành mạnh để hạn chế khả năng tái cận.

Giải mã tình trạng tái cận, biến chứng sau khi mổ cận và cách phòng tránh - Ảnh 4.

Đừng quên khám mắt định kỳ 6 tháng một lần sau khi mổ cận để đánh giá và phát hiện kịp thời các bất thường về mắt nếu có

Cụ thể, nếu dùng máy tính, điện thoại, đọc sách thì cần chọn môi trường đủ sáng, tư thế ngồi thoải mái, không để ánh sáng chiếu trực tiếp lên màn hình gây chói lóa. Khoảng cách mắt tới các vật này từ 40 - 75cm và đặt chúng thấp hơn mắt 3 - 4cm. Tuân thủ quy tắc 20/20, tức là làm việc 20 phút cho mắt nghỉ ngơi thư giãn nhìn xa 20 giây. Đồng thời hạn chế thức khuya và ngủ đủ giấc từ 7 - 8 tiếng mỗi ngày.

Ngoài ra, đừng quên tuân thủ lịch tái khám định kỳ với bác sĩ. Nhất là 3 mốc khám quan trọng là 1 ngày, 1 tuần và 1 tháng sau mổ cận. Dù chưa đến lịch tái khám nhưng nếu xuất hiện các bất thường như đau, cộm vướng nhiều, đỏ, chảy nước mắt nhiều, nhìn mờ đột ngột… thì bạn nên gặp bác sĩ ngay.

Hai Yen Eye Care tự hào là trung tâm chăm sóc mắt theo tiêu chuẩn quốc tế hiện đại tại Việt Nam - nơi sở hữu hệ thống trang thiết bị công nghệ tiên tiến, đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn, tay nghề cao và đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, tận tình.

Đến với Hai Yen Eye Care, quý vị sẽ có cơ hội trải nghiệm quy trình làm việc chuyên nghiệp, nhanh chóng, hiệu quả.

Tìm hiểu về dịch vụ khám chữa bệnh tại Hai Yen Eye Care