Số ca mắc COVID-19 trong nước từ 27/04/2021
Xem thêm số liệu dịch COVID-19 >STT | Tỉnh thành | Ca nhiễm mới hôm qua |
Tổng Ca nhiễm |
Ca tử vong |
Ca tử vong công bố hôm qua |
---|---|---|---|---|---|
TỔNG | +110.280 | 3.702.080 | 40.417 | 114 | |
1 | Hà Nội | +15.114 | 300.589 | 1.030 | 18 |
2 | TP.HCM | +2.746 | 538.861 | 20.289 | 2 |
3 | Bắc Ninh | +4.698 | 88.353 | 107 | 1 |
4 | Nghệ An | +4.329 | 63.580 | 90 | 2 |
5 | Quảng Ninh | +3.992 | 92.614 | 30 | 4 |
6 | Sơn La | +3.672 | 33.204 | 0 | 0 |
7 | Hưng Yên | +3.458 | 51.078 | 2 | 0 |
8 | Lạng Sơn | +3.186 | 32.893 | 41 | 1 |
9 | Nam Định | +3.176 | 79.416 | 80 | 7 |
10 | Phú Thọ | +2.993 | 67.345 | 35 | 0 |
11 | Vĩnh Phúc | +2.934 | 88.050 | 19 | 0 |
12 | Lào Cai | +2.756 | 34.654 | 19 | 1 |
13 | Thái Nguyên | +2.684 | 74.459 | 49 | 4 |
14 | Đắk Lắk | +2.667 | 39.081 | 102 | 1 |
15 | Hòa Bình | +2.599 | 48.446 | 72 | 3 |
16 | Bắc Giang | +2.546 | 66.420 | 46 | 5 |
17 | Hải Phòng | +2.510 | 72.267 | 123 | 3 |
18 | Hải Dương | +2.318 | 58.298 | 60 | 0 |
19 | Ninh Bình | +2.293 | 36.398 | 59 | 2 |
20 | Yên Bái | +2.293 | 27.888 | 6 | 0 |
21 | Quảng Bình | +2.270 | 26.754 | 34 | 0 |
22 | Tuyên Quang | +2.237 | 28.770 | 8 | 0 |
23 | Hà Giang | +2.179 | 44.033 | 45 | 0 |
24 | Khánh Hòa | +2.076 | 80.020 | 322 | 4 |
25 | Thái Bình | +2.058 | 34.038 | 15 | 1 |
26 | Bình Phước | +1.699 | 60.500 | 194 | 2 |
27 | Điện Biên | +1.572 | 14.383 | 5 | 0 |
28 | Đà Nẵng | +1.458 | 59.484 | 262 | 5 |
29 | Cao Bằng | +1.438 | 15.351 | 19 | 0 |
30 | Đắk Nông | +1.391 | 17.042 | 37 | 0 |
31 | Thanh Hóa | +1.389 | 44.568 | 67 | 0 |
32 | Bình Định | +1.380 | 53.964 | 223 | 4 |
33 | Hà Nam | +1.345 | 16.975 | 25 | 2 |
34 | Bắc Kạn | +1.224 | 5.315 | 6 | 0 |
35 | Cà Mau | +1.180 | 64.490 | 295 | 0 |
36 | Lai Châu | +1.151 | 9.463 | 0 | 0 |
37 | Bà Rịa - Vũng Tàu | +1.123 | 41.502 | 464 | 3 |
38 | Gia Lai | +1.093 | 19.878 | 50 | 1 |
39 | Quảng Trị | +1.084 | 16.384 | 16 | 0 |
40 | Lâm Đồng | +1.059 | 29.978 | 92 | 1 |
41 | Bình Dương | +1.033 | 299.380 | 3.401 | 2 |
42 | Phú Yên | +968 | 20.394 | 85 | 3 |
43 | Hà Tĩnh | +797 | 15.797 | 13 | 0 |
44 | Quảng Ngãi | +465 | 20.011 | 98 | 3 |
45 | Tây Ninh | +452 | 91.147 | 843 | 0 |
46 | Bến Tre | +419 | 44.623 | 421 | 0 |
47 | Quảng Nam | +396 | 33.992 | 84 | 11 |
48 | Bình Thuận | +395 | 33.117 | 429 | 0 |
49 | Thừa Thiên Huế | +331 | 27.986 | 170 | 0 |
50 | Bạc Liêu | +283 | 37.550 | 394 | 1 |
51 | Vĩnh Long | +276 | 55.452 | 790 | 2 |
52 | Trà Vinh | +234 | 39.477 | 247 | 0 |
53 | Kon Tum | +200 | 7.010 | 0 | 0 |
54 | Đồng Nai | +189 | 101.535 | 1.772 | 6 |
55 | Cần Thơ | +156 | 45.445 | 916 | 0 |
56 | Long An | +150 | 42.590 | 991 | 0 |
57 | Kiên Giang | +41 | 34.645 | 895 | 2 |
58 | An Giang | +30 | 35.594 | 1.330 | 3 |
59 | Sóc Trăng | +28 | 32.802 | 592 | 1 |
60 | Ninh Thuận | +27 | 7.310 | 56 | 0 |
61 | Đồng Tháp | +20 | 48.011 | 1.011 | 3 |
62 | Hậu Giang | +12 | 16.294 | 203 | 0 |
63 | Tiền Giang | +8 | 35.132 | 1.238 | 0 |
Tình hình tiêm chủng vaccine ở Việt Nam
Xem thêm số liệu vaccine COVID-19 >Số mũi đã tiêm toàn quốc
195.672.969
Số mũi tiêm hôm qua
364.397
Nhiều trẻ đã khỏi COVID-19 nhưng vẫn ho dai dẳng
Theo PGS. TS Trần Minh Điển – Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho rằng: “Hậu COVID-19 được WHO định nghĩa là những dấu hiệu như: Triệu chứng của người nhiễm COVID-19 có thể kéo dài hoặc xuất hiện những triệu chứng mới. Về căn nguyên của vấn đề này có thể liên quan đến virus, độc tố của virus cũng như tình trạng virus còn tồn tại ở trong cơ thể, ngoài ra còn do chu trình hóa học bị ảnh hưởng, do biểu hiện của vấn đề đáp ứng miễn dịch….
PGS. TS Trần Minh Điển – Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương.
Biểu hiện của hậu COVID-19 với những trẻ có tiền sử đã mắc COVID-19 hoặc tiếp xúc với người mắc COVID-19, sống trong vùng dịch thường xảy ra như sau: sốt nhẹ, khó thở, ho kéo dài, mệt mỏi, đau cơ, tim đập nhanh, nổi ban đỏ hoặc xung huyết giác mạc; ảnh hưởng đến trí nhớ, khả năng tập trung tư tưởng và rối loại giấc ngủ. rối loạn tiêu hóa: nôn, đau bụng, tiêu chảy; có thể gặp dấu hiệu sốc, rối loạn đông máu, tổn thương thận cấp…
Nếu trẻ được chẩn đoán sớm, phát hiện sớm và điều trị đúng, kịp thời thì diễn tiến thường thuận lợi, trẻ phục hồi tốt. Chính vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo, với trẻ đã từng mắc COVID-19 hoặc nghi ngờ (có nhiều trẻ mắc COVID-19 nhưng không được phát hiện), các gia đình không được chủ quan, sau khi trẻ âm tính 2- 6 tuần nếu có biểu hiện như trên cần cho trẻ đi khám điều trị sớm.
“Hiện nay chúng ta đã có những đơn vị thăm khám hậu COVID-19. Người bệnh sau nhiễm COVID-19 vài tuần, vài tháng khi xuất hiện những triệu chứng bất thường thì cần đi khám để chuẩn đoán điều trị. Riêng với trẻ em, hậu COVID-19 có thể xuất hiện hội chứng viêm đa hệ thống, tổn thương đến tim, phổi, thận, mạch máu,… vì vậy khi các cháu xuất hiện những tình trạng như đỏ da, khó thở, mệt mỏi thì phải đưa con đi khám xem có mắc hội chứng viêm đa hệ thống hay không” – PGS. TS Bác sĩ Trần Minh Điển nhấn mạnh.
Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, vừa qua đã ghi nhận những trẻ đến khám hậu COVID-19. Dễ gặp là những em bé đã khỏi bệnh nhưng tình trạng ho vẫn dai dẳng.
Điển hình là trường hợp bệnh nhi nhập viện Khoa Điều trị tích cực Nội, Bệnh viện Nhi Trung ương ngày 13/2 trong tình trạng khó thở, sốt cao liên tục, sốt rét run, ho, chảy nước mũi, nôn, mắt phù nề, viêm kết mạc. Gần 2 tháng sau khi khỏi COVID-19, trẻ sốt cao trên 39 độ kèm co giật. Qua thăm khám, trẻ được chẩn đoán mắc hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C).
Hiện tại, hậu COVID-19 vẫn là vấn đề còn mới và cần nghiên cứu thêm. Do đó, có thể còn nhiều thay đổi về các triệu chứng, cách theo dõi, phác đồ điều trị bệnh trong thời gian tới.
Cách phòng tránh hậu COVID-19
Theo khuyến cáo từ Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, hiện nay dịch COVID-19 vẫn hết sức phức tạp, tỷ lệ mắc COVID-19 ở trẻ em đang có xu hướng gia tăng, do đó cách tốt nhất để ngăn ngừa hội chứng hậu COVID-19 là tiêm vắc xin phòng bệnh, ngăn ngừa nhiễm bệnh.
“Trong thời gian tới đây tiêm vắc xin vẫn là khuyến cáo hàng đầu, chúng ta tập trung cho nhóm nguy cơ và nhóm yếu thế đặc biệt là trẻ em trong độ tuổi được tiêm chủng. Nếu trẻ được tiêm chủng đầy đủ thì các biến chứng của bệnh sẽ giảm đi. Đồng thời tiếp tục tuân thủ 5K, khuyến khích trẻ hoạt động thể chất hợp lý và bổ sung dinh dưỡng đầy đủ” – PGS. TS Trần Minh Điển cho biết.
Hiện nay, việc lây nhiễm biến chủng Omicron nhiều hơn ở trẻ em đặc biệt chưa tiêm chủng. Vì vậy, việc tiêm chủng cho trẻ có ý nghĩa rất lớn, hạn chế lây nhiễm và giảm đi được lây nhiễm cho những người trong gia đình, nhất là những người già, có bệnh nền.
Bộ Y tế đã lựa chọn vắc xin phòng COVID-19 Comirnaty do Pfizer-BioNTech sản xuất để tiêm cho nhóm trẻ từ 12-17 tuổi tại nước ta. Đây là vắc xin đã được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo tiêm chủng cho trẻ em và đã được nhiều nước sử dụng. Sắp tới Bộ Y tế cũng đang làm các thủ tục để sẵn sàng tiêm vắc-xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 5-dưới 12 tuổi. Việc hoàn thành tiêm chủng giúp trẻ tự tin hơn khi tham gia học tập tại trường và các hoạt động xã hội khác.
Cha mẹ cần cho trẻ tiêm phòng ngay khi được phép của Chính phủ, Bộ Y tế; thực hiện 5K đầy đủ; tăng cường sức đề kháng cho trẻ như bổ sung dinh dưỡng, tập luyện thể chất, tránh thừa cân béo phì; kiểm soát tốt các bệnh mãn tính; tránh để trẻ bị nhiễm lạnh; đảm bảo thông khí tốt trong môi trường sống, học tập cho trẻ.