Mỗi chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ có thể được chia thành ba giai đoạn: thời kỳ kinh nguyệt, thời kỳ an toàn và thời kỳ rụng trứng. Người ta tin rằng phụ nữ thường rụng trứng vào ngày thứ 14 trước kỳ kinh nguyệt tiếp theo diễn ra. Vì tinh trùng có thể tồn tại đến 3 ngày sau khi vào âm đạo của phụ nữ và tế bào trứng nói chung, tồn tại trong 3 ngày sau khi phóng ra. Do đó, nếu giao hợp 3 ngày trước và 3 ngày sau ngày rụng trứng sẽ rất dễ có thai.
Trên thực tế, ngoài việc sử dụng ngày để tính ngày rụng trứng, cơ thể bạn cũng có thể có ba cảm giác này, chúng ta có thể dựa trên các dấu hiệu cơ thể để căn thời gian rụng trứng chính xác hơn.
1. Xuất hiện cơn đau bụng
Khi cơ thể đang rụng trứng, bụng của phụ nữ có thể cảm thấy hơi đau tức là do các tế bào nang trứng trong buồng trứng rung nhẹ khi tế bào trứng "chọc thủng" nang trứng, có thể gây đau bụng, nhưng cơn đau này là rất nhẹ, và bởi vì cơ thể mỗi người có độ nhạy cảm khác nhau đối với cơn đau, một số phụ nữ sẽ cảm thấy nó, và một số phụ nữ thì không.
2. Tăng tiết dịch
Việc tiết dịch nhờn liên quan đến sự bài tiết oestrogen, trước và sau khi rụng trứng lượng huyết trắng rất ít, có màu trắng và dính, trong thời kỳ rụng trứng lượng huyết trắng sẽ tăng đột biến, có màu trong suốt và hơi dính. Vì vậy, nếu các chị em phụ nữ nhận thấy lượng huyết trắng của mình tăng đột biến trong những ngày qua và trông giống như lòng trắng trứng thì có nghĩa là cơ thể bạn đang rụng trứng.
3. Chảy máu khi rụng trứng
Chảy máu ngày rụng trứng cũng là biểu hiện của phụ nữ khi bước vào thời kỳ rụng trứng, tuy nhiên không phải chị em nào cũng có biểu hiện này mà chỉ một số chị em mới mắc phải. Chảy máu khi rụng trứng xảy ra do sự thay đổi của niêm mạc tử cung. Sau khi rụng trứng, mức độ estrogen sẽ giảm xuống, điều này sẽ làm bong nội mạc tử cung và gây chảy máu khi rụng trứng.
Ngoài việc giao hợp trong ngày rụng trứng, để tăng tỉ lệ đậu thai chị em nên làm những điều sau:
1. Chế độ ăn uống khoa học
Chị em nên chú ý đến một chế độ ăn uống lành mạnh khi mang thai, ngừng ăn một số đồ ăn vặt và nên ăn một số thành phần tốt cho sức khỏe. Ngày ba bữa ăn đều đặn, có đủ thịt và rau, đảm bảo bổ sung dinh dưỡng đầy đủ.
2. Bổ sung axit folic
Phụ nữ cần bổ sung axit folic khi bắt đầu mang thai, và uống viên axit folic cho đến ba tháng đầu của thai kỳ. Bổ sung axit folic có thể ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh bẩm sinh của thai nhi và thiếu máu do thiếu axit folic. Khi bổ sung axit folic cần chú ý theo lời khuyên của bác sĩ, lượng bổ sung mỗi ngày theo kê đơn của bác sĩ.
3. Tập thể dục tích cực
Béo phì sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ mang thai và nó sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ, Việc tập thể dục sẽ giúp bạn duy trì cân nặng cơ thể ở mức ổn định, bởi nó có tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi chất, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
Chị em nên nắm bắt thời điểm rụng trứng để tăng khả năng đậu thai, trước đó hãy đến bệnh viện để làm các xét nghiệm liên quan xem có yếu tố nào ảnh hưởng đến việc mang thai của phụ nữ hay không, tất nhiên nam giới cũng nên khám trước khi mang thai. Chỉ có chuẩn bị cho thai kỳ một cách khoa học thì mới có thể chăm sóc trước sinh và sau sinh được, mong rằng mọi người có thể nắm bắt tốt thời kỳ này.
Nguồn và ảnh: Sohu, Family Doctor, Pinterest