Ông Vương (53 tuổi, Hàng Châu, Trung Quốc) trong dịp nghỉ cuối tuần đã về nhà với bố mẹ. Khi đó, mẹ của ông đã nấu một bàn đồ ăn lớn. Do không thể ăn hết nên bà đã cất đồ ăn thừa vào tủ lạnh.
Đến tối hôm sau, ông Vương đã lấy đĩa rau còn thừa từ hôm trước trong tủ lạnh ra hâm nóng. Tuy nhiên, khi rau chưa nóng hoàn toàn, ông đã vội vã cho ra bát ra và ăn hết. Chỉ đến khoảng 9 giờ tối cùng ngày, ông Vương bắt đầu có những triệu chứng như buồn nôn, nôn và mệt mỏi nhưng vẫn cố gắng chịu.
Sáng hôm sau, ông Vương quay trở lại làm việc từ sớm nhưng không thể tiếp tục chịu đựng nên đã gục xuống khiến những người xung quanh hoảng hốt, lập tức đưa ông đến một trạm y tế gần đó để truyền nước. Sau khi tình trạng ổn định hơn, ông đã về nhà nghỉ ngơi.
Mặc dù vậy nhưng chỉ đến đêm cùng ngày, ông Vương lên cơn sốt cao tới 39 độ C kèm co giật. Năm phút sau, trước mắt ông Vương hoàn toàn tối sầm, toàn thân run rẩy và bất tỉnh. Gia đình lập tức đưa ông nhập viện cấp cứu. Tại đây, các bác sĩ đã tiến hành đặt nội khí quản với chẩn đoán ban đầu là sốc nhiễm trùng.
Sau đó, gia đình ông Vương đã chuyển ông đến Khoa Chăm sóc đặc biệt của Bệnh viện Nhân dân Số 1 Hàng Châu (Trung Quốc) để tiếp tục điều trị. Sau một loạt xét nghiệm, kiểm tra toàn diện, ông Vương được chẩn đoán sốc nhiễm trùng với nguồn lây nhiễm được cho là từ đường tiêu hóa, tình trạng nguy hiểm. Điều này khiến anh lập tức tới đĩa đồ ăn thừa qua đêm mà bản thân đã ăn vài ngày trước.
Tại sao thức thừa lại gây nguy hiểm?
Bác sĩ Châu Anh, trưởng Khoa Chăm sóc đặc biệt tại Bệnh viện Nhân dân Số 1 Hàng Châu cho biết: “Rau khi để qua đêm sẽ tạo ra nitrit, trong những điều kiện nhất định sẽ kết hợp với các amin trong cơ thể, hình thành nitramine - một chất nguy hiểm có khả năng gây ung thư. Việc sử dụng nitramine trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày, ung thư thực quản, ung thư ruột kết và các bệnh khác.
Cùng với đó, hộp đựng thực phẩm và môi trường bên trong tủ lạnh cũng sẽ có một số vi khuẩn kháng lạnh như Listeria, Salmonella, Staphylococcus Aureus,… Khi sức đề kháng của cơ thể yếu, nếu ăn phải thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn có thể xảy ra ngộ độc thực phẩm."
Sau khi được điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực của Bệnh viện số 1 Hàng Châu, các chỉ số trong cơ thể anh Vương dần được cải thiện. Dưới sự theo dõi, đánh giá của các bác sĩ, anh dần được rút ống nội khí quản.
Những sai lầm khi sử dụng tủ lạnh gây bệnh
1. Không đặt thực phẩm ở vị trí thích hợp
Hầu hết mọi người khi đặt thức ăn vào tủ lạnh sẽ để vào bất cứ chỗ nào còn trống. Tuy nhiên, việc làm này sẽ vô tình tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi và lây nhiễm chéo giữa các loại thực phẩm.
Trên thực tế, việc phân chia ngăn tủ lạnh không chỉ để phân biệt không gian nhiệt độ khác nhau mà còn đảm bảo hiệu quả bảo quản thực phẩm.Kệ cửa tủ lạnh thích hợp đựng các loại thực phẩm có đặc tính kháng khuẩn mạnh như dưa chua, các loại đồ chua, mứt... Do cửa tủ lạnh thường xuyên mở nên vị trí này thường phải chịu ảnh hưởng của không khí bên ngoài, không thích hợp để bảo quản thực phẩm dễ hỏng như thịt đã nấu chín hay sữa đã mở nắp.
Ngăn đông lạnh thích hợp bảo quản những loại thịt đã nấu chín, thịt xông khói, sữa chua, phô mai... Ngăn mát nên lưu trữ các thực phẩm có thể được hâm nóng dễ dàng như thức ăn thừa, trứng đã luộc, các loại rau và trái cây...
Ảnh minh họa
2. Không chú ý thời gian bảo quản
Tủ lạnh chỉ đóng vai trò trì hoãn sự hư hỏng của thực phẩm chứ không thể tiêu diệt toàn bộ vi khuẩn và giữ thực phẩm tươi ngon mãi mãi. Vì vậy, thực phẩm sau khi cho vào tủ lạnh cũng có thời gian lưu trữ nhất định, không nên sử dụng thực phẩm đã bảo quản quá lâu.
Ví dụ: Trứng gà tươi có thể bảo quản từ 30 - 60 ngày, trứng gà đã luộc có thể giữ trong 6 - 7 ngày. Cà chua chín giữ được trong 12 ngày. Cá giữ trong ngăn đông lạnh từ 90 - 180 ngày, trong ngăn mát là từ 1 - 2 ngày. Các loại thịt gia súc, gia cầm có thể giữ trong ngăn mát tủ lạnh từ 2 - 3 ngày và khoảng 90 ngày trong ngăn đông lạnh.
3. Lấy đồ trong tủ ra ăn ngay
Dù thời tiết nóng đến đâu cũng không nên lấy thức ăn trong tủ và trực tiếp sử dụng ngay. Đồng thời cũng không nên ăn quá no khi đang tiết nhiều mồ hôi. Nên hâm nóng hoàn toàn trước khi ăn để đảm bảo an toàn, tránh sự xâm nhập của các loại vi khuẩn nguy hiểm.
4. Không thường xuyên vệ sinh tủ lạnh
Khi mở tủ lạnh, nếu ngửi thấy mùi khó chịu rất có thể là dấu hiệu cảnh báo vi khuẩn đang "xâm chiếm". Những vi khuẩn sống được trong môi trường đông lạnh sẽ không ngừng sản sinh và tạo ra những chất khí có mùi hôi khó chịu như trimethylamine, hydro sulfide, methyl mercaptan, methylamine... Hỗn hợp của nhiều khí độc hại trong tủ sẽ làm tăng tốc độ hư hỏng của các nguyên liệu tươi trong tủ lạnh.
2 mẹo nhỏ khử mùi hôi tủ lạnh nhanh chóng
- Lau sạch bên trong tủ bằng miếng vải nhúng giấm. Không chỉ có tác dụng khử mùi mà còn có thể khử trùng.
- Đặt một miếng dứa hoặc gừng nhỏ vào góc tủ lạnh để khử mùi hôi.
Lưu ý: Không sử dụng nước khử trùng hoặc các loại chất tẩy rửa để vệ sinh tủ lạnh. Những chất chất khử trùng này sẽ gián tiếp ảnh hưởng đến vệ sinh thực phẩm, gây nguy hiểm cho người dùng. Cùng với đó, nhiệt độ tủ lạnh nên đảm bảo nhiệt độ tủ lạnh ở ngăn mát vào khoảng 4 độ C và ngăn đông đá vào khoảng âm 18 độ C.
Nguồn: Newqq