Giấy thấm dầu làm to lỗ chân lông? 4 sự thật về giấy thấm dầu bạn cần biết để "sống sót" qua những ngày hè nhễ nhại

Vào mùa hè, nhiều người chọn dùng giấy thấm dầu để giải quyết vấn đề da mặt bóng dầu. Tuy nhiên, giấy thấm dầu có làm da càng bóng dầu, làm to lỗ chân lông... lại là những câu hỏi khiến không ít người phải luôn canh cánh.

Tiện lợi, dễ sử dụng và giá thành rẻ, đó là những ưu điểm của giấy thấm dầu. Vì thế nó được nhiều người lựa chọn để trang bị trong cuộc chiến với da bóng dầu vào những ngày hè nóng nực. Dù vậy, vẫn có nhiều câu hỏi xoay quanh chuyện sử dụng giấy thấm dầu: Liệu nó có khiến da mặt tiết dầu nhiều hơn không, nó sẽ làm cho lỗ chân lông to hơn...

Dưới đây là 4 sự thật về giấy thấm dầu bạn nên biết để tự tin dùng nó trong ngày hè "nhễ nhại".

Giấy thấm dầu làm to lỗ chân lông? 4 sự thật về giấy thấm dầu bạn cần biết để sống sót qua những ngày hè nhễ nhại - Ảnh 1.

Giấy thấm dầu liệu có làm da mặt bóng dầu hơn không?

Câu trả lời là KHÔNG.

Chúng ta thường nói rửa mặt quá kỹ sẽ khiến da mặt mất đi nhiều dầu, từ đó kích thích da tiết dầu nhiều hơn. Nhưng giấy thấm dầu chỉ hút phần dầu bám trên bề mặt da, kém xa so với độ thấm sâu của các loại sữa rửa mặt, do đó, nó sẽ không kích thích tuyến bã nhờn.

Cảm giác da trở nên bóng dầu hơn sau khi sử dụng giấy thấm dầu nhiều khả năng là cảm giác bực bội do da dầu quay trở lại ngay sau khi bạn mới thấm hút dầu xong mà thôi.

Giấy thấm dầu làm to lỗ chân lông? 4 sự thật về giấy thấm dầu bạn cần biết để sống sót qua những ngày hè nhễ nhại - Ảnh 2.

Giấy thấm dầu có làm lỗ chân lông to hơn?

Câu trả lời là KHÔNG.

Lý do cho câu trả lời này có thể liên quan đến miếng dán mụn đầu đen và nguyên lý hút khác nhau giữa giấy thấm dầu và miếng dán mụn đầu đen.

Miếng dán mụn đầu đen dựa vào lực kéo cơ học để kéo cồi mụn ra khỏi ống nang lông - tuyến bã nhờn, việc làm này sẽ kích thích tuyến bã nhờn tiết ra một lượng lớn dầu, ống dẫn dầu (tức là lỗ chân lông) sẽ to dần lên. Đây là lý do tại sao chúng ta không nên sử dụng miếng dán trị mụn đầu đen thường xuyên.

Giấy thấm dầu sử dụng đặc tính vật liệu của chính giấy để hút dầu mỡ. Khi dầu tiếp xúc với giấy thấm dầu, có thể thấy nó sẽ tự động đi vào giấy thấm dầu dưới tác dụng của lực phân tử. Khi dầu đã bám đầy giấy (nghĩa là lượng dầu hút vào miếng giấy thấm dầu đã đạt mức tối đa), quá trình hút dầu cũng dần dần dừng lại.

So với sự kéo cơ học của việc dùng miếng dán mụn đầu đen, điều này nhẹ nhàng hơn nhiều, không làm cho lỗ chân lông to ra. Tất nhiên, đó là khi bạn chỉ ấn nhẹ giấy thấm dầu lên bề mặt da. Nếu bạn dùng giấy thấm một cách mạnh bạo như lau bàn, chắc chắn nó sẽ kích thích tuyến bã nhờn và lỗ chân lông dễ bị to ra.

Giấy thấm dầu làm to lỗ chân lông? 4 sự thật về giấy thấm dầu bạn cần biết để sống sót qua những ngày hè nhễ nhại - Ảnh 3.

Giấy thấm có hữu ích để ngăn ngừa mụn trứng cá không?

Không có bằng chứng để chứng minh.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra mụn, tiết dầu quá nhiều chỉ là một trong số đó. Ngay cả đối với những bệnh nhân bị mụn tiết dầu mạnh, chỉ cần thỉnh thoảng hút đi một chút bã nhờn trên da mặt, về mặt lý thuyết, nó cũng không tác động nhiều đến quá trình phát sinh của mụn.

Bởi vì mụn trứng cá có thể phát triển do bã nhờn bị vi khuẩn Propionibacterium acnes phân hủy để tạo thành các axit béo, kích thích ống dẫn và gây viêm, điều này ít liên quan đến dầu và bã nhờn.

Giấy thấm dầu làm to lỗ chân lông? 4 sự thật về giấy thấm dầu bạn cần biết để sống sót qua những ngày hè nhễ nhại - Ảnh 4.

Làm thế nào để sử dụng giấy thấm đúng cách?

Lợi ích của giấy thấm dầu rất rõ ràng nhưng vì bản thân màng bã nhờn cũng là một phần của hàng rào bảo vệ da, bạn không cần thiết phải hút nó đi quá thường, cách vài tiếng lại sử dụng một lần khi dầu quá nhiều là đủ. Không có chống chỉ định rõ ràng đối với việc sử dụng giấy thấm dầu nhưng nếu da bạn là da dầu thì tốt nhất không nên dùng.

Ngoài ra, do kem chống nắng cũng chứa một lượng lớn lipid nên giấy thấm dầu có thể sẽ hấp thụ một lượng lớn thành phần chống nắng và phá hủy lớp màng ban đầu do kem chống nắng hình thành. Do đó, nếu bạn thoa kem chống nắng thì cố gắng không dùng hoặc dùng giấy thấm càng ít càng tốt, nếu bắt buộc phải dùng thì nhớ thoa lại kem chống nắng sau khi sử dụng giấy thấm dầu.

Nguồn và ảnh: Sohu, Women's Health