Hà Nội phát hiện nhiều ca COVID-19 trong cộng đồng: Có cần cách ly, phong tỏa rộng?

“Việc phát hiện nhiều ca bệnh trong cộng đồng khi cuộc sống trở lại bình thường là điều đã được dự báo trước, vì chúng ta chấp nhận sống chung với dịch”, PGS.TS Nguyễn Huy Nga nói.

Số ca mắc COVID-19 trong nước từ 27/04/2021

Xem thêm số liệu dịch COVID-19 >
Nguồn: Bộ Y tế - Cập nhật lúc 12:30 10/11/2021
STT Tỉnh thành Ca nhiễm mới
hôm qua
Tổng Ca
nhiễm
Ca tử
vong
Ca tử vong
công bố hôm qua
TỔNG +8.129 979.840 22.651 88
1 Đồng Nai +923 74.012 611 3
2 Hà Nội +268 5.582 61 1
3 TP.HCM +1.276 441.216 16.845 38
4 Bình Dương +619 240.400 2.514 11
5 Sóc Trăng +572 6.980 59 1
6 An Giang +557 14.510 168 7
7 Đồng Tháp +379 11.518 269 1
8 Kiên Giang +291 12.727 109 5
9 Cà Mau +285 3.231 16 0
10 Bình Thuận +279 7.262 72 1
11 Tây Ninh +241 13.251 168 4
12 Bạc Liêu +232 5.647 53 4
13 Tiền Giang +207 18.703 430 2
14 Đắk Lắk +197 5.315 20 0
15 Trà Vinh +180 3.583 21 0
16 Cần Thơ +163 8.673 142 3
17 Vĩnh Long +154 3.526 62 1
18 Bà Rịa - Vũng Tàu +154 5.671 53 1
19 Hà Giang +127 1.872 0 0
20 Bình Phước +108 2.349 13 0
21 Khánh Hòa +99 9.435 103 0
22 Long An +93 35.917 510 3
23 Bình Định +65 1.993 17 0
24 Hậu Giang +58 1.757 6 1
25 Nghệ An +50 2.753 18 0
26 Bến Tre +50 2.897 72 0
27 Ninh Thuận +49 2.929 35 0
28 Bắc Ninh +46 2.582 14 0
29 Gia Lai +44 2.156 5 0
30 Quảng Nam +39 1.523 5 0
31 Quảng Ngãi +39 1.802 8 0
32 Đà Nẵng +32 5.101 74 0
33 Thừa Thiên Huế +32 1.385 11 0
34 Bắc Giang +31 6.280 14 0
35 Phú Thọ +26 1.207 0 0
36 Thanh Hóa +24 1.325 6 0
37 Nam Định +20 538 1 0
38 Lâm Đồng +20 708 4 1
39 Hưng Yên +17 429 2 0
40 Vĩnh Phúc +15 319 3 0
41 Phú Yên +10 3.199 34 0
42 Quảng Ninh +7 141 0 0
43 Thái Bình +7 135 0 0
44 Quảng Trị +6 507 2 0
45 Điện Biên +6 176 0 0
46 Hà Nam +6 1.164 0 0
47 Hải Phòng +4 88 0 0
48 Hải Dương +4 263 1 0
49 Kon Tum +4 317 0 0
50 Hòa Bình +3 26 0 0
51 Hà Tĩnh +3 600 5 0
52 Lai Châu +2 33 0 0
53 Sơn La +2 317 0 0
54 Tuyên Quang +2 31 0 0
55 Quảng Bình +2 2.037 6 0
56 Lào Cai 0 149 0 0
57 Bắc Kạn 0 8 0 0
58 Yên Bái 0 16 0 0
59 Đắk Nông 0 1.134 8 0
60 Thái Nguyên 0 70 0 0
61 Cao Bằng 0 2 0 0
62 Ninh Bình 0 122 0 0
63 Lạng Sơn 0 241 1 0

Tình hình tiêm chủng vaccine ở Việt Nam

Xem thêm số liệu vaccine COVID-19 >
Nguồn: Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 - Cập nhật lúc 00:00 09/11/2021

Số mũi đã tiêm toàn quốc

94.081.431

Số mũi tiêm hôm qua

1.751.114


Việc cách ly tại nhà rất thuận tiện, cần thiết

Theo Bộ Y tế, đến nay, tính trên cả nước, tỷ lệ tiêm ít nhất 1 liều vắc-xin phòng COVID-19 là 83,2% và tỷ lệ tiêm đủ 2 liều vắc-xin là 39,8% dân số từ 18 tuổi trở lên.

Hà Nội nằm trong số 14 tỉnh có tỷ lệ bao phủ ít nhất 1 liều vắc-xin cho trên 95% dân số từ 18 tuổi trở lên.

Gần đây, số ca COVID-19 trong cộng đồng có xu hướng gia tăng. Trong đó có ổ dịch ở xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, chính quyền địa phương đã quyết định phong toả toàn bộ xã để thực hiện truy vết các ca F0 trong cộng đồng. Diễn biến ca bệnh gia tăng ở Hà Nội cùng với việc áp dụng các biện pháp phong tỏa, cách ly ở các địa phương khiến nhiều người lo ngại cuộc sống khó trở lại bình thường.

PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng sự kiện khẩn cấp công cộng, Bộ Y tế cho biết, hiện nay theo Nghị quyết 128, các địa phương đã nới lỏng các hoạt động cũng như nới lỏng việc đi lại và chấp nhận không thể “Zero COVID”. Vì thế, số ca nhiễm trong cộng đồng vẫn tiếp tục gia tăng, số F1 cũng sẽ tăng theo nên việc cách ly tại nhà rất cần thiết. Đặc biệt, trong bối cảnh Hà Nội là địa phương tiếp tục có số ca nhiễm trong cộng đồng gia tăng thời gian qua, cần phải tính toán sớm việc cách ly F1 tại nhà.

Ông Phu nhấn mạnh, hiện nay, Bộ Y tế đã có hướng dẫn rất cụ thể cách phân biệt F0, F1, F2. Những gia đình nào có điều kiện theo đúng quy định của Bộ Y tế sẽ cách ly tại nhà để người dân thoải mái trong việc cách ly, giảm tải gánh nặng kinh tế. Việc cách ly tại nhà cũng chống nguy cơ lây nhiễm chéo.

Bên cạnh đó, hiện nay, người dân Hà Nội có ý thức cao trong việc bảo đảm an toàn khi cách ly tại nhà. Hệ thống y tế cơ sở, tổ COVID-19 cộng đồng, tổ dân phố, chính quyền cấp cơ sở cũng đã triển khai các hoạt động giám sát rất tốt.

“Tôi cho rằng dịch liên tục bùng những ổ dịch nhỏ, chúng ta không thể cách ly tập trung mãi. Vì thế, việc cách ly tại nhà rất thuận tiện, cần thiết. Tuy nhiên, trường hợp nào không có đủ tiêu chuẩn về phòng ở thì vẫn cần đưa đi cách ly tập trung”, ông Phu nói.

PGS. TS Trần Đắc Phu nhấn mạnh, quy định của Bộ Y tế rất rõ về F0, F1, F2, nên đội truy vết cần phải đánh giá đúng, nếu không sẽ không truy vết được nguồn lây hoặc đưa F1 đi cách ly tập trung không cần thiết.

Chẳng hạn: Nếu đi chung thang máy, dù không tiếp xúc, có đeo khẩu trang nhưng vẫn thở chung bầu không khí, tay chân có tiếp xúc với thang máy thì nguy cơ vẫn cao. Tuy nhiên, như ở cùng chung cư, người ở các nhà không tiếp xúc với nhau trực tiếp cũng như không gặp nhau trong cùng không gian kín, vi rút sẽ không thể bay từ nhà này sang nhà khác thì những trường hợp này không cần phải đi cách ly tập trung.

Hà Nội phát hiện nhiều ca COVID-19 trong cộng đồng: Có cần cách ly, phong tỏa rộng? - 1

Việc cách ly tại nhà cũng giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm chéo. Ảnh minh họa

Dần phải trở lại trạng thái bình thường mới nhưng phải đưa ra các phương án an toàn

Theo TS Phu, Hà Nội đã kiểm soát rất tốt dịch bệnh thời gian qua và đã đến lúc nên dần mở lại, đồng thời có các phương án an toàn, linh hoạt để kiểm soát.

"Chúng ta dần phải trở lại trạng thái bình thường mới nhưng phải đưa ra các phương án an toàn, trong đó lưu ý 5K. Thực hiện tốt 5K có thể cắt đứt chuỗi lây nhiễm. Có những ổ dịch không phát hiện được F0 nhưng cũng không lây ra nhiều F1 là nhờ 5K. Khai báo y tế rất quan trọng nếu phát hiện ca F0 có thể truy vết, phong tỏa ngay", TS Phu nhấn mạnh.

Theo PGS.TS Nguyễn Huy Nga - nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ đã đề cao tinh thần sống chung an toàn với đại dịch COVID-19. Nghị quyết của Chính phủ có nhiều nội dung linh hoạt và mở rộng hơn, đề cao tinh thần sống chung với dịch bệnh và không có sự e ngại, sợ hãi trước dịch COVID-19.

Để thích ứng an toàn, nguyên Cục trưởng Y tế dự phòng, Bộ Y tế kiến nghị: Mỗi khi phát hiện F0 trong cộng đồng, thay vì truy vết F1 như trước đây, các địa phương chỉ cần thông báo, để F1 biết và chủ động áp dụng biện pháp cách ly phù hợp. F1 cũng được khuyến cáo tự mua test về làm xét nghiệm, nếu có kết quả dương tính thì báo cơ quan y tế.

“Việc phát hiện nhiều ca bệnh trong cộng đồng khi cuộc sống trở lại bình thường là điều đã được dự báo trước, vì chúng ta chấp nhận sống chung với dịch. Còn vấn đề phong tỏa, cần xác định ở phạm vi hẹp nhất, nhỏ nhất; Chỉ nên phong tỏa hẹp (gia đình, tầng…), không nên cách ly, phong tỏa rộng. Điều này làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân”, PGS. Nga nói.

Theo các chuyên gia, trong bối cảnh của Hà Nội hiện nay, quan trọng nhất là mỗi người dân cần có ý thức tự bảo vệ mình, thực hiện nghiêm 5K;

Theo nhận định của WHO (Tổ chức Y tế Thế giới), tình hình dịch năm 2021 và 2022 vẫn còn phức tạp và không biết có xuất hiện biến chủng mới hay không. Do vậy các nước đã thay đổi cách chống dịch sang sống thích ứng an toàn.