1. Nước tương
Nước tương hay xì dầu là loại nước chấm phổ biến trong nhiều gia đình. Trong nước tương có chứa nhiều maltose, glucose, protein và các axit amin. Cứ 100g nước tương thì chứa lượng calo tương đối cao với 135 calo. Chính vì vậy, nếu ăn quá nhiều nước tương có thể dẫn đến biến động đường huyết, gây nên bệnh tiểu đường hoặc làm bệnh trở nên trầm trọng hơn.
2. Dầu hào
Dầu hào cũng là một loại gia vị được sử dụng phổ biến trong gia đình, có chức năng chính là tăng cường độ tươi ngon cho thực phẩm, khi dùng để xào rau, nấu canh sẽ giúp món ăn trở nên thơm ngon hơn. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất dầu hào có chứa nhiều đường và muối, hai chất này nếu nạp quá nhiều sẽ rất không có lợi cho việc kiểm soát huyết áp và đường huyết. Do đó, những người bị cao huyết áp hoặc đường huyết cao cần chú ý nêm nhạt vừa phải để không tăng thêm gánh nặng cho cơ thể và ảnh hưởng đến tình trạng bệnh.
3. Bơ đậu phộng
Bơ đậu phộng cũng là một loại gia vị được sử dụng phổ biến, chủ yếu được làm từ đậu phộng. Bơ đậu phộng chứa nhiều protein, ion canxi, ion sắt và các khoáng chất khác, cũng như vitamin B, vitamin E và các chất dinh dưỡng khác. Giá trị dinh dưỡng của bơ đậu phộng tương đối cao, trong 100 gam đậu phộng chứa hơn 600 calo.
Hơn nữa, bơ đậu phộng chứa nhiều đường và các loại gia vị, hàm lượng chất béo rất cao, nếu tiêu thụ quá nhiều sẽ dễ dẫn đến tình trạng tăng nhanh lượng đường trong máu, người bị cao huyết áp, mỡ máu cao, người bệnh tiểu đường được khuyến cáo không nên ăn bơ đậu phộng để tránh ảnh hưởng đến tình trạng bệnh.
Tóm lại, người bệnh tiểu đường phải đặc biệt chú ý duy trì thói quen ăn uống tốt trong cuộc sống hàng ngày, cố gắng ăn ít gia vị có thể gây biến động đường huyết, bao gồm bơ đậu phộng, nước tương, dầu hào v.v., tuân thủ chế độ ăn ít muối, chế độ ăn ít chất béo và ít đường và thiết lập một thực đơn lành mạnh.
Đầu tiên, hãy ăn một chế độ ăn uống cân bằng. Kiểm soát chế độ ăn uống hợp lý, ăn ít thịt, ăn nhiều hoa quả nhạt và rau xanh. Bằng cách này, vừa bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết mà lượng đường trong máu sẽ không quá cao. Thứ hai, ăn ít ngũ cốc tinh chế, không những có thể thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, mà còn giúp người bệnh ổn định lượng đường trong máu.
Người bị đường huyết cao có thể ăn thành nhiều bữa nhỏ và thường xuyên, chia thức ăn chính của bữa chính làm bữa phụ, cố gắng chọn thức ăn có hàm lượng đường thấp như sữa tách kem, rau củ quả... ăn chậm và duy trì chế độ ăn uống điều độ.
Thứ hai, hãy tập thể dục nhiều hơn. Tập thể dục có thể cải thiện mức độ trao đổi chất cơ bản của cơ thể con người và tăng tốc độ trao đổi chất. Đồng thời giúp cơ thể đào thải độc tố tốt cho sức khỏe, tập thể dục cũng rất tốt cho việc kiểm soát lượng đường trong máu, giúp hạ đường huyết.
Thứ ba, tuân thủ lời khuyên của bác sĩ và uống thuốc đúng giờ. Đái tháo đường là một bệnh chuyển hóa và phải dùng thuốc suốt đời, vì vậy tốt nhất bạn nên uống thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ, tuân theo lời khuyên của bác sĩ, không uống thuốc bừa bãi, gây ảnh hưởng đến tình trạng bệnh.