Chuyên gia dinh dưỡng Wang Minning (Mandy) đến từ Hồng Kông cho biết các triệu chứng phổ biến nhất của Covid-19 bao gồm sốt, ho khan và cảm thấy mệt mỏi. Các triệu chứng khác bao gồm đau họng, đau đầu, cơ hoặc đau khớp, tiêu chảy, ớn lạnh, chóng mặt, mất vị giác hoặc khứu giác, nghẹt mũi, viêm kết mạc, phát ban, buồn nôn hoặc nôn.
Bà cho biết, nếu test nhanh cho kết quả dương tính và bạn cảm thấy các triệu chứng nhẹ, hãy thực hiện 4 điểm sau đây tại nhà sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ cải thiện tình trạng bệnh và giảm bớt khó chịu.
1. Luôn bổ sung nước (nước ấm, nước dừa, súp đơn giản)
Đặc biệt khi bị sốt, thân nhiệt sẽ tăng cao, quá trình trao đổi chất bị đẩy nhanh, cơ thể mất nhiều nước. Vì vậy, hãy nhớ uống nhiều nước để ngăn ngừa tình trạng mất nước. Uống đủ nước sẽ giúp cơ thể đào thải các chất cặn bã và thuốc trong nước tiểu ra ngoài, giảm tổn thương cho gan và thận do thuốc hạ sốt gây ra.
Ngoài nước ấm, bạn cũng có thể uống thêm nước dừa để bổ sung chất điện giải, nếu bị ho khan, đau họng có thể uống nước chanh pha mật ong để giải cảm, hoặc làm các món canh đơn giản như: thịt lợn thái sợi, canh mướp, cà chua... có thể tăng lượng nước và các chất dinh dưỡng khác.
2. Chú ý đến lượng calo và protein phù hợp (ăn trứng hấp/đậu phụ, uống sữa/sữa đậu nành nhiều canxi)
Khi cơ thể không khỏe bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi và ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn, khi cơ thể đang chống chọi với virus thì bạn nên ăn ngay cả khi không đói để duy trì lượng calo và chất dinh dưỡng cần thiết cho hoạt động của cơ thể. Đặc biệt, protein là nguyên liệu để sản sinh ra các tế bào miễn dịch, nếu cung cấp protein vào cơ thể không đủ thì khả năng miễn dịch sẽ bị ảnh hưởng.
Nếu cơ thể suy nhược, thiếu thể lực, giảm sức nhai, bạn có thể chọn các thức ăn dễ tiêu hóa hơn như: trứng hấp, đậu phụ, thịt nạc băm, cá hấp... Cũng có thể bổ sung sữa, sữa đậu nành nhiều canxi… vào khẩu phần ăn để tăng lượng nước và protein.
3. Chọn thức ăn dễ tiêu (giảm thức ăn nhiều chất xơ và ăn nhiều rau quả)
Để tránh làm trầm trọng thêm tình trạng khó chịu ở đường tiêu hóa khi bạn bị ốm, hãy cố gắng cắt giảm thực phẩm giàu chất xơ. Gạo trắng và mì trắng tốt hơn gạo lứt và mì ống làm từ lúa mì, và tạm thời tránh ăn ngũ cốc nguyên hạt, đậu, các loại rau họ cải (như bông cải xanh)...
Thay vào đó, hãy ăn nhiều dưa và hoa quả có hàm lượng nước cao hơn như mướp, dưa chuột, cà chua...
4. Bổ sung vitamin A, C, D, E
Thực phẩm có chứa các loại vitamin trên có thể được thêm vào chế độ ăn uống, và chúng đều liên quan đến việc tăng cường khả năng miễn dịch.
- Thực phẩm cung cấp vitamin A bao gồm cà rốt, bí đỏ, khoai lang, cải bó xôi…
- Có thể lựa chọn thực phẩm cung cấp vitamin C từ ớt chuông ba màu, cam…
- Đối với cá hồi, cá mòi, lòng đỏ trứng và nấm nướng, bạn có thể hấp thụ nhiều vitamin D hơn.
- Trong khi hạnh nhân, sữa hạnh nhân, bơ đậu phộng, bơ và dầu cám gạo có thể bổ sung vitamin E.
Nguồn và ảnh: HK01