Tác dụng của bắp ngô
Bảo vệ mắt và ngăn ngừa ánh sáng xanh
Ngô rất giàu zeaxanthin và lutein, cả hai đều là chất chống oxy hóa có thể chống lại ánh sáng xanh do các thiết bị điện tử như máy tính và điện thoại di động phát ra trong quá trình sử dụng. Beta-carotenoid trong bắp ngô khi đi vào cơ thể sẽ chuyển thành vitamin A với tỷ lệ cao hơn so với những loại rau củ khác.
Đồng thời, hai chất này cũng là những thành phần quan trọng của điểm vàng võng mạc. Một nghiên cứu với hơn 40.000 người tham gia cho thấy việc tăng lượng lutein và zeaxanthin trong chế độ ăn uống giúp giảm đáng kể nguy cơ phát triển chứng đục thủy tinh thể ở người lớn tuổi và giảm nguy cơ mù lòa.
Bổ sung chất xơ, phòng ngừa ung thư dạ dày
Chất xơ trong ngô có thể thúc đẩy nhu động ruột, hấp thụ và thải các chất có hại trong cơ thể, giảm sự xuất hiện của ung thư đại trực tràng. Một nghiên cứu năm 2016 được công bố trên PLOS One cho thấy chất xơ hòa tan trong ngô có tác dụng tiền sinh học, làm tăng số lượng vi khuẩn bifidobacteria có lợi trong đường tiêu hóa của các đối tượng nghiên cứu.
Một nghiên cứu năm 2020 được công bố trên "Tạp chí Dinh dưỡng" cho thấy lượng ngũ cốc nguyên hạt có tỷ lệ nghịch với nguy cơ phát triển ung thư đường tiêu hóa. So sánh những người tham gia ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt với những người ít ăn, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, những người ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt nhất giảm được 11% nguy cơ ung thư đại tràng, 36% với ung thư dạ dày và ung thư thực quản là 46%.
Chống lại quá trình oxy hoá, loại bỏ cholesterol xấu
Ngô là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, trong thành phần của bắp ngô có chứa các loại nguyên tố vi lượng, trong đó có magiê, vitamin E hiệu quả trong quá trình chống oxy hoá. Đặc biệt với loại ngô tím, dù chưa thông dụng nhưng lại chứa nhiều anthocyanin - chất chống oxy hóa tự nhiên có thể duy trì sức khỏe của cơ thể.
Không chỉ vậy, hàm lượng folate lớn trong ngô cũng hỗ trợ giảm nồng độ axit amin có trong mạch máu, hạn chế các vấn đề của thành mạch. Ngô cũng là nguồn cung cấp axit béo dồi dào, loại bỏ các cholesterol xấu gây hại ra khỏi cơ thể.
Trong ngô chứa nhiều chất xơ, ít chất béo nên có thể tăng cảm giác no, hỗ trợ giảm cân. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều cũng có thể gây tăng cân vì ngô không phải một loại rau mà là một loại ngũ cốc. Ăn từ 1 - 1,5 bắp ngô tương đương với việc ăn một bát cơm trắng, chính vì cậy, khi ăn ngô nên giảm lượng các loại ngũ cốc khác.
Râu, rễ ngô cũng có nhiều tác dụng
Cải thiện vấn đề về thận, lợi tiểu, hạ đường huyết bằng râu ngô
Khi làm ngô, tốt nhất không nên vứt bỏ phần râu bởi đây thực sự là một dược liệu tự nhiên quý giá. Râu ngô có tác dụng lớn trong việc lợi tiểu, hạ đường huyết. Về mặt lâm sàng, đôi khi các bác sĩ khuyên bệnh nhân nên uống trà râu ngô để cải thiện tình trạng đi tiểu khó và giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Râu ngô cũng có thể cải thiện bệnh thận, làm sạch dạ dày, giảm sưng phù.
Có thể đến hiệu thuốc bắc hoặc nhờ người bán giữ lại râu ngô nếu có nhu cầu mua râu ngô riêng. Để bảo quản trong thời gian dài cần rửa sạch, phơi khô rồi cất trong lọ ở nơi khô ráo.
Chữa đi tiểu nhiều lần, tiểu buốt với trà râu và rễ ngô
Nếu mắc chứng tiểu nhiều lần và tiểu gấp, ngoài việc uống trà râu ngô, còn có một có thể sử dụng trà rễ và râu ngô. Rễ ngô có tính lợi tiểu, có thể mua ở các cửa hàng thuốc bắc hoặc từ người nông dân.
Dùng rễ và râu ngô mỗi thứ 30 gam, đun với nước, bỏ bã và sử dụng uống. Có thể thêm một ít đường hoặc không.
Nguồn: epochtimes.com