Mỹ phẩm thuần khiết, tự nhiên đến mức có thể ăn được "nở rộ" tại Trung Quốc: Chuyên gia chỉ ra sự thật khiến ai cũng ngỡ ngàng

Gần đây, tại quốc gia đông dân nhất thế giới, các quảng cáo về những loại mỹ phẩm được cho là thuần khiết, hoàn toàn từ thiên nhiên, an toàn cho sức khỏe đến mức có thể ăn được xuất hiện ngày một nhiều. Thực hư như thế nào?

Ngày nay, khi khoa học công nghệ càng ngày càng phát triển, con người ta lại càng quan tâm đến vấn đề sức khỏe của bản thân, luôn chọn những sản phẩm thân thiện, an toàn với sức khỏe. Mỹ phẩm cũng là một trong số đó, sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên không những được chị em phụ nữ ưa chuộng mà cả cánh đàn ông cũng bắt đầu săn tìm.

Nắm bắt được xu hướng đó, ngày càng có nhiều sản phẩm mỹ phẩm tại Trung Quốc được quảng cáo rằng có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên, thuần khiết và an toàn cho sức khỏe tới mức bạn có thể ăn được. Thậm chí, nếu sinh sống tại quốc gia này, bạn có thể sẽ không còn xa lạ với hình ảnh quảng cáo một người nào đó ăn cây son môi.

Tuy nhiên, khi đặt câu hỏi này với các chuyên gia, chúng ta lại nhận được câu trả lời hoàn toàn khác.

Không có "cấp thực phẩm" trong mỹ phẩm

Theo Quy định về Giám sát và Quản lý Mỹ phẩm (Trung Quốc) có hiệu lực từ ngày 1/1/2021, định nghĩa về mỹ phẩm đề cập đến việc sử dụng các phương pháp chà xát, phun hoặc các phương pháp tương tự khác để thoa lên da, tóc, móng tay, môi và những bề mặt khác của con người để làm sạch, bảo vệ; và các sản phẩm công nghiệp hóa chất hàng ngày nhằm mục đích làm đẹp và sửa đổi.

Nói một cách dễ hiểu, mỹ phẩm là một sản phẩm hóa học, phương pháp sử dụng, vị trí hoạt động và cơ chế hoạt động của mỹ phẩm xác định rằng nó không thể có chức năng "ăn được", và không có cái gọi là "cấp thực phẩm".

Mỹ phẩm thuần khiết, tự nhiên đến mức có thể ăn được nở rộ tại Trung Quốc: Chuyên gia chỉ ra sự thật khiến ai cũng ngỡ ngàng - Ảnh 1.

Theo các quy định của Luật An toàn Thực phẩm của Trung Quốc, thực phẩm đề cập đến các thành phẩm và nguyên liệu thô khác nhau để tiêu thụ cho con người, cũng như các mặt hàng theo truyền thống vừa là thực phẩm vừa là dược liệu, nhưng không bao gồm các bài thuốc với mục đích điều trị.

Wang Qingbin, giáo sư tại Đại học Khoa học Chính trị và Luật Trung Quốc cho biết: "Thức ăn đi vào miệng, được tiêu hóa và hấp thụ bởi hệ tiêu hóa. Nó hoàn toàn khác với mỹ phẩm là sản phẩm hóa học về cách sử dụng và cơ chế hoạt động".

Một bài báo đánh giá của tờ Economic Daily (Trung Quốc) đã chỉ ra rằng mỹ phẩm và thực phẩm thuộc các ngành công nghiệp khác nhau. Chúng sử dụng trên các bộ phận khác nhau và hấp thụ các thành phần khác nhau. Chúng sử dụng nguyên liệu thô và các yêu cầu về chỉ số sản phẩm, các quy định cấm và hạn chế, thông số kỹ thuật được thực hiện và tiêu chuẩn kiểm tra riêng. Không phải cứ là thực phẩm đã an toàn hơn cho việc chăm sóc da.

Thực phẩm là thực phẩm và mỹ phẩm là mỹ phẩm, không thể nhầm lẫn. Theo các tiêu chuẩn và quy định hiện hành, mỹ phẩm không ăn được, và không có khái niệm mỹ phẩm "ăn được".

Đừng để bị lừa bởi những mánh lới quảng cáo tiếp thị

Người tiêu dùng nên tìm hiểu kỹ và phân biệt tính xác thực. Nếu trên bao bì ngoài sản phẩm có in dòng chữ chống nắng "80% thành phần từ thực phẩm" bao gồm chiết xuất từ ​​táo, lô hội và mâm xôi. Các loại trái cây và thực vật kể trên dù tự thân hay chiết xuất đều không có tác dụng chống nắng. Từ danh sách thành phần, những thành phần được gọi là thực phẩm này chỉ chiếm một lượng nhỏ, trong khi đó, thành phần chính của nó vẫn là methoxy và ethylhexyl cinnamate.

Mỹ phẩm thuần khiết, tự nhiên đến mức có thể ăn được nở rộ tại Trung Quốc: Chuyên gia chỉ ra sự thật khiến ai cũng ngỡ ngàng - Ảnh 2.

Các sản phẩm được quảng cáo là ăn được này hướng chủ yếu đến trẻ nhỏ

Một ví dụ khác là sản phẩm mỹ phẩm giàu vitamin C. Thực tế, nếu bạn thoa nước chanh trực tiếp lên mặt không những không làm trắng da mà còn có thể gây ngứa và mẩn đỏ. Vì vậy, mỹ phẩm thông thường đều là dẫn xuất của vitamin C ở dạng ổn định, nồng độ và độ kích ứng đã được điều chỉnh. Do đó, không thể nói mỹ phẩm thuần khiết từ thiên nhiên đến mức có thể ăn được.

Chọn mỹ phẩm an toàn nhất phù hợp với bạn

Từ góc độ an toàn, mỹ phẩm có thể được chia làm 2 loại. Một là an toàn toàn thân, bao gồm các cơ quan nội tạng, chẳng hạn như chức năng gan và thận; hai là độc tính trên da. Li Zhiqiang, Trưởng khoa Da liễu của Trung tâm Y tế Thứ ba thuộc Bệnh viện Đa khoa PLA, từng cho biết các phản ứng có hại phổ biến nhất do mỹ phẩm gây ra là ban đỏ da, sưng tấy, sần sùi, bong vảy, sắc tố và giảm sắc tố hoặc kèm theo ngứa ran, ngứa ngáy... và thậm chí cả những trường hợp nghiêm trọng có tổn thương ở tóc và móng tay.

Mỹ phẩm thuần khiết, tự nhiên đến mức có thể ăn được nở rộ tại Trung Quốc: Chuyên gia chỉ ra sự thật khiến ai cũng ngỡ ngàng - Ảnh 3.

Nguyên nhân của các phản ứng có hại chủ yếu do hai yếu tố: chất lượng mỹ phẩm và thể trạng của người sử dụng. Người tiêu dùng nên tìm hiểu thêm về cảm nhận cơ bản về mỹ phẩm, cảm giác thường gặp khi dị ứng và hiểu rõ đặc điểm làn da của mình. Có rất nhiều lý do dẫn đến dị ứng da, một khi đã bị dị ứng thì bạn nên ngừng sử dụng mỹ phẩm dị ứng càng sớm càng tốt.

Để đạt được mục đích sử dụng mỹ phẩm an toàn, Ma Shengqing, Trưởng chuyên khoa Da liễu của Bệnh viện đầu tiên thuộc Đại học Bắc Kinh cho rằng khi chọn mỹ phẩm, hãy cố gắng sử dụng sản phẩm của các công ty lớn, có tên tuổi, đồng thời chọn mỹ phẩm phù hợp và dịu nhẹ theo loại da của bạn. 

Đối với một số sản phẩm lột tẩy bằng hóa chất, hãy thận trọng và sử dụng ít hơn. Thành phần và nguyên liệu mỹ phẩm rất phức tạp, vì vậy hãy cố gắng sử dụng mỹ phẩm đơn giản và ít thành phần, đặc biệt là đối với da nhạy cảm. Da đẹp hay xấu phần lớn liên quan đến bẩm sinh, đồng thời muốn có làn da đẹp thì cần chú ý chăm sóc da, chống nắng hàng ngày, giữ tâm trạng vui vẻ cũng rất quan trọng.

Ngoài ra, Zhang Xiaoyan, Trưởng khoa Da liễu, Bệnh viện Hữu nghị Trung - Nhật, từng khuyến nghị người tiêu dùng khi lựa chọn mỹ phẩm nên lựa chọn theo các yếu tố như loại da, mùa và độ tuổi. Người tiêu dùng có làn da dầu và độ tuổi trẻ hơn nên chọn loại kem có hàm lượng dầu ít hơn, đối với da khô nên chọn sản phẩm có tác dụng dưỡng ẩm tốt hơn, kiềm dầu cao hơn, đối với da nhạy cảm tốt nhất nên chọn sản phẩm chăm sóc da y tế dành riêng cho da nhạy cảm.

Nguồn và ảnh: Sohu, Thời báo Sức khỏe, The Healthy