Món ăn, bài thuốc chống cảm lạnh, cảm cúm cực kỳ hữu ích khi trời rét đậm

Những người hay bị cảm lạnh, cảm cúm nên ăn những thực phẩm để tăng cường sức đề kháng.

Miền Bắc đang trải qua những ngày rét đậm rét hại. Với nền nhiệt độ giảm sâu khiến sức đề kháng bị suy yếu, nguy cơ virus, vi khuẩn tấn công dẫn đến những chứng bệnh thường gặp như cảm cúm, cảm lạnh.

Dưới đây là một số thực phẩm chữa bệnh cảm cúm cảm lạnh cực kỳ hữu ích được lương y Vũ Quốc Trung gợi ý.

Cháo tía tô

Khi bị cảm lạnh, cảm cúm lá tía tô tươi một nắm, xắt nhỏ ăn với cháo nóng.

Món ăn, bài thuốc chống cảm lạnh, cảm cúm cực kỳ hữu ích khi trời rét đậm - 1

Nước gừng

Dùng gừng tươi 20g, kinh giới 20 - 30g, tử tô diệp 20 - 30g, trà 30g. Đem tất cả các vị sắc lấy nước, thêm đường đỏ khuấy đều, uống. Dùng rất tốt cho người bị ngoại cảm phong hàn (cảm cúm), cảm lạnh.

Cháo nóng nấu với gừng

Những người bị viêm họng, cảm lạnh nên ăn một bát cháo nóng nấu với gừng hoặc ly trà gừng nóng.

Uống trà gừng

Với đặc tính kháng viêm cực mạnh nên nhâm nhi một ly trà gừng ấm nóng sẽ vô cùng thích hợp để chữa cảm cúm, cảm lạnh.

Trong y học cổ truyền, gừng có vị cay, tính ấm, đi vào 3 kinh phế, tỳ, vị, có công dụng phát biểu, tán hàn ôn trung, giải độc, hành thủy…

Súp gà

Thịt gà không chỉ là món ăn dinh dưỡng, có tác dụng bồi bổ sức khỏe, giúp tăng cường miễn dịch mà còn là vị thuốc chữa được nhiều bệnh, trong đó có cảm lạnh, cảm cúm. Tuy nhiên, khi nấu súp gà và ăn, không được ăn cùng tỏi, gan chó, rau cải vì rất dễ bị đi ngoài, kiết lỵ.

Thịt bò

Thịt bò rất giàu protein và vitamin B, giúp tăng sức đề kháng, nhanh chóng phục hồi phòng tránh cảm lạnh cảm cúm.

Ăn các món ăn có nghệ

Nghệ có vị cay, đắng, hơi ngọt, tính mát, trong khi khương hoàng (củ nghệ to) có vị cay, đắng, hơi ngọt nhưng tính nóng. Uất kim vào gan, kinh tâm, kinh phế có tác dụng hành khí, giải uất; trong khi khương hoàng hành phế, phá huyết, thông kinh.

Đây là loại gia vị có tính kháng viêm giúp tăng cường hệ miễn dịch, thích hợp cho người cảm lạnh, cảm cúm.

Cảm cúm: Dùng 20g lá tươi giã nhỏ, chế thêm nước sôi, quấy đều gạn lấy nước nóng; hoặc dùng 10 lá xắt nhỏ trộn với cháo nóng, ăn rồi nằm nghỉ cho ra mồ hôi.