Tiểu Ngô, 21 tuổi, đang là sinh viên đại học, nửa năm trước anh đã cảm thấy mệt mỏi và đầy hơi nhưng chưa bao giờ coi đó là triệu chứng bệnh nghiêm trọng và luôn cho rằng mình chỉ bị bệnh viêm dạ dày mà thôi. Do đó, Tiểu Ngô học theo các phương pháp trị bệnh về dạ dày được hướng dẫn trên mạng nhưng các triệu chứng của anh vẫn không hề thuyên giảm.
Nửa tháng trở lại đây, Tiểu Ngô lại thấy bụng ngày càng to, các triệu chứng mệt mỏi, chướng bụng ngày càng rõ ràng, để tìm ra nguyên nhân gây bệnh, anh đã cùng bạn học đến bệnh viện và phát hiện ra căn bệnh xơ gan.
Thật không may, tại thời điểm chẩn đoán thì bệnh tình đã khá xấu, xơ gan của Tiểu Ngô đã ở giai đoạn cuối, bác sĩ nói bệnh xơ gan giai đoạn cuối không thể chữa khỏi bằng phương pháp điều trị bảo vệ gan, lúc này nếu muốn chữa trị chỉ có cách chữa là ghép gan.
Nói đến đây không ít người thắc mắc tại sao mới 21 tuổi Tiểu Ngô lại mắc bệnh xơ gan giai đoạn cuối? Có phải anh giữ nhiều thói quen, lối sống không lành mạnh, chẳng hạn như hút thuốc lâu dài và nghiện rượu?
Thực tế, Tiểu Ngô thường không hút thuốc, không uống rượu, sau khi kiểm tra, bác sĩ nhanh chóng phát hiện ra thủ phạm là bệnh viêm gan B.
Tiểu Ngô nói với bác sĩ rằng anh được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan B khi anh còn học tiểu học, và mẹ anh cũng là một bệnh nhân nhiễm virus viêm gan B. Khi Tiểu Ngô học trung học, mẹ anh đã qua đời vì bệnh xơ gan. Tiểu Ngô nhớ lại khi đó người mẹ liên tục nôn ra máu, nôn nhiều, khi đưa đến bệnh viện thì không có dấu hiệu của sự sống nữa.
Anh biết mình mắc bệnh viêm gan B nhưng bấy lâu nay lại không hề để ý đến, ngay cả cái chết của mẹ anh vì bệnh xơ gan cũng không khiến Tiểu Ngô và gia đình chú ý đến điều đó, đến nay anh cũng được chẩn đoán là bị xơ gan.
Virus viêm gan B
Bác sĩ phát hiện ra rằng virus viêm gan B của Tiểu Ngô hoạt động rất mạnh, đây là nguyên nhân thực sự gây ra bệnh xơ gan.
Trên thế giới, có khoảng 80 triệu người bị nhiễm virus viêm gan B, ở nhiều quốc gia, viêm gan B là nguyên nhân phổ biến nhất gây xơ gan và ung thư gan. Nhiều người bị vim gan B, ngay cả khi họ khỏe mạnh, có thói quen sinh hoạt tốt. Tuy nhiên, nếu bỏ qua bệnh viêm gan B thì nó cũng có thể phát triển thành xơ gan, ung thư gan.
Vì vậy, người phát hiện ra bệnh viêm gan B không được coi thường, không được nghĩ đơn giản rằng mình chỉ là người mang virus viêm gan B, thậm chí không đến bệnh viện khám sức khỏe liên quan đến viêm gan B. Trong thời gian dài, một số bệnh nhân viêm gan B chỉ đến bệnh viện để kiểm tra chức năng gan hàng năm. Điều này cũng không đúng, việc kiểm tra viêm gan B bao gồm chức năng gan, định lượng virus viêm gan B, siêu âm Doppler màu gan, alpha-fetoprotein là điều không thể thiếu.
Nguồn và ảnh: Sohu, Healthline, BV ĐKQT Vinmec