Ngày nay, số người mắc bệnh phổi ngày càng gia tăng. Hằng năm, trên thế giới có khoảng 1,2 triệu người mắc phải căn bệnh này. Tỷ lệ tử vong của bệnh phổi rất cao, nhiều bệnh nhân mắc khi phát hiện đã ở giai đoạn cuối, không thể chữa trị.
1. Đau cánh tay
Đau cánh tay thường xảy ra khi cơ thể có dấu hiệu mệt mỏi, kiệt sức do hoạt động thể lực quá mức. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ lao động nhẹ nhàng mà tay vẫn bị đau, cơn đau càng rõ rệt hơn vào ban đêm thì rất có thể khối u đã bắt đầu xuất hiện ở phổi. Cần đi kiểm tra ngay để phát hiện chính xác và kịp thời.
2. Sưng khớp ngón tay
Dấu hiệu điển hình nhất của bệnh liên quan đến phổi là các ngón tay bị sưng khớp, khớp tay phát triển quá mức bị lồi ra và móng tay cong lại. Ở giai đoạn đầu của ung thư, các ngón tay không được nhận đủ máu, đến giai đoạn cuối sẽ xuất hiện hiện tượng tăng sản mô. Dấu hiệu này cho thấy bạn đang có nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến phổi, giãn phế quản.
3. Tê tay chân
Tê cánh tay và đau khắp cơ thể có thể do khối u phát triển gây chèn ép vào dây thần kinh. Tuy nhiên, ung thư phổi giai đoạn đầu thì triệu chứng không mấy rõ rệt. Lâu dần, khi phổi không còn khả năng dẫn máu, tay chân không được cung cấp đủ lượng máu cần thiết, triệu chứng tê bì sẽ xuất hiện nhiều hơn.
Ngoài những dấu hiệu trên tay chân, nếu bạn mắc bệnh về phổi thì cơ thể cũng có những phản ứng bất thường:
- Ho liên tục, ho dữ dội về đêm, có đờm trong cổ họng.
- Bị viêm mũi, ngạt mũi và khô mũi. Nước mũi chuyển sang màu đen.
- Khó thở, đau tức nhẹ ở ngực.
- Da xỉn màu, môi tím tái.
- Thường xuyên mất ngủ và tỉnh dậy vào lúc 3-5 giờ sáng.
- Đau nhức ở vai và lưng.
Những yếu tố gây tổn thương phổi
Hút thuốc: Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ung thư phổi. Chúng chứa rất nhiều chất độc hại, khi hít phải khói thuốc sẽ gây hại cho các mô, đặc biệt là các bọt khí trong phổi sẽ trực tiếp hun phổi. Do đó, phổi của những người hút thuốc lá thường có màu đen.
Khói dầu: Nhiều đầu bếp hay các bà nội trợ tiếp xúc thường xuyên với khói dầu cũng có nguyên cơ mắc ung thư phổi cao. Benzine có trong khói dầu là một chất cực độc, gây hại trực tiếp cho phổi.
Ô nhiễm không khí: Sống ở những nơi bị ô nhiễm không khí như: nhà máy hóa chất, nhà máy xi măng, cơ sở sản xuất đồ gỗ… cũng rất dễ mắc bệnh về phổi. Thời tiết khói mù không phải do sương có chứa hiều bụi mịn và các chất độc hại. Khi hít phải, chúng sẽ gây tổn thương nhu mô phổi.
Việc làm giúp tăng cường sức khỏe cho phổi
Bỏ thuốc lá: Khi phát hiện phổi có vấn đề, hãy bỏ thuốc lá, nếu không nguy cơ mắc ung thư phổi xảy đến rất cao. Nhiều người hút thuốc không chú ý đến các tín hiệu phổi gửi lại cho cơ thể nên đến lúc phát hiện đã ở giai đoạn giữa và cuối, rất khó để chữa trị.
Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục nhẹ nhàng và thường xuyên là một cách để chăm sóc phổi của bạn. Các hoạt động thể chất thúc đẩy sức sống, duy trì dung tích của phổi. Nhờ đó, nhịp thở của chúng ta sẽ nhịp nhàng và có cơ thể khỏe mạnh hơn.