Ngày nào cũng dùng nồi cơm điện nhưng bạn đã biết 2 lưu ý đặc biệt quan trọng để sử dụng nó an toàn

Nhiều người rất băn khoăn về chất liệu của tấm lót bên trong, thậm chí còn có thông tin cho rằng nó có thể gây ung thư gan, điều này có đúng không?

Lòng trong của một chiếc nồi cơm điện nhỏ đòi hỏi quá trình chế tạo rất phức tạp, phải mất hơn 30 quy trình để thay đổi từ chất liệu kim loại sang thành nồi. Trước quá trình phun sơn cuối cùng cần phải qua quá trình oxy hóa cứng để tăng độ cứng cho bề mặt vật liệu kim loại và tăng cường độ bám dính của lớp sơn phủ.

Ngày nào cũng dùng nồi cơm điện nhưng bạn đã biết 2 lưu ý đặc biệt quan trọng để sử dụng nó an toàn - Ảnh 1.

Sau quá trình oxy hóa cứng bước cuối cùng là phun sơn phủ, hiện nay lớp lót bên trong của nồi cơm điện chủ yếu được làm từ chất liệu polytetrafluoroethylene (teflon). Teflon là một trong những chất có độ ma sát nhỏ nhất, có thể đóng vai trò chống dính hiệu quả, và nó cũng rất kỵ nước và dễ dàng làm sạch.

Trong điều kiện sử dụng bình thường, teflon là một chất rất an toàn và ổn định, và sẽ không giải phóng một số chất có hại cho cơ thể. Nếu đạt đến nhiệt độ cao nhất định, teflon sẽ bị phân hủy và tỏa ra nhiệt khói polyme gây hại cho cơ thể con người.

Ngày nào cũng dùng nồi cơm điện nhưng bạn đã biết 2 lưu ý đặc biệt quan trọng để sử dụng nó an toàn - Ảnh 2.

Sau khi tìm hiểu nguyên lý hoạt động của lớp chống dính, hãy cùng tìm hiểu câu hỏi của nhiều người: "Ăn lớp phủ của nồi cơm điện có nguy cơ bị ung thư không?".

Phó giáo sư Đại học Nông nghiệp Huazhong, ông Wanglu Feng cho biết nhiệt độ nồi cơm điện gia đình bình thường thường từ 110 ~ 120 độ C. Do đó, nó không đạt đến nhiệt độ cần thiết làm biến tính teflon (260 độ C) và khó có thể phát ra khí độc.

Trong trường hợp này, ngay cả khi lớp phủ được bóc ra và hòa tan vào thức ăn rồi được cơ thể người ăn vào, nó sẽ không tan trong cơ thể. Thay vào đó, nó sẽ được đào thải ra ngoài cùng với cặn thức ăn, không mang lại một số nguy cơ đe dọa đến sức khỏe nên không cần quá lo lắng.

Vì lớp phủ bị bong tróc không gây nguy hiểm cho sức khỏe, có nghĩa là ngay cả lòng nồi cơm điện bị tróc lớp sơn bên trong vẫn có thể sử dụng được?

Ngày nào cũng dùng nồi cơm điện nhưng bạn đã biết 2 lưu ý đặc biệt quan trọng để sử dụng nó an toàn - Ảnh 3.

Qua các thực nghiệm của Báo Người tiêu dùng (Trung Quốc), kết quả cho thấy dù lớp phủ lòng nồi cơm điện không gây hại cho cơ thể con người khi ăn vào nhưng để giảm bớt việc nạp vào một số chất không cần thiết, bạn cần phải thay thế lòng trong của nồi cơm điện kịp thời khi phát hiện thấy hư hỏng nghiêm trọng. Thông thường, chúng ta nên thay mới sau mỗi 3 ~ 5 năm.

Ngoài ra có một số điểm cần chú ý khi sử dụng nồi cơm điện hàng ngày, làm tốt những điều này có thể kéo dài thời gian sử dụng của nồi bên trong.

1. Không sử dụng các đồ vật bằng kim loại để tiếp xúc với lòng nồi

Khi sử dụng lòng trong của nồi cơm điện, lưu ý không dùng thìa kim loại, cây cọ xoong bằng kim loại… vì điều này có thể làm trầy xước, dễ khiến cho ruột trong bị mòn và rơi ra, lâu ngày sẽ làm giảm tuổi thọ của nồi.

2. Không đun nóng dầu trong nồi cơm điện

Nhiệt độ tối đa của dầu có thể lên tới 300 độ C , vật liệu teflon sẽ biến tính và thải ra các chất độc hại khi nhiệt độ trên 260 độ C. Vì vậy, cần tránh sử dụng nồi cơm điện để đựng dầu nóng trong sinh hoạt.

Nguồn và ảnh: Aboluowang, The Healthy