Xét nghiệm COVID-19 bằng ngoáy mũi đòi hòi phải có chuyên gia, chứ không tự thực hiện được như xét nghiệm nươc bọt.
Các nhà nghiên cứu kết luận rằng, xét nghiệm nước bọt phát hiện 93% trường hợp nhiễm COVID-19 trong môi trường ngoại trú. Các phát hiện, được công bố trên tạp chí Microbiology Spectrum, có thể giúp cho việc xét nghiệm COVID-19 đơn giản hơn mà cho kết quả tương đương.
Tác giả tương ứng Ramy Arnaout, MD, DPhil, phó giám đốc Phòng thí nghiệm vi sinh lâm sàng tại BIDMC cho biết: "Ngoài việc đây là một phương pháp thuận tiện hơn, phát hiện của chúng tôi cho thấy việc thu thập nước bọt cũng có thể hiệu quả - ngay cả trong tình huống thực tế, không có giới hạn ăn uống trước khi thu thập nước bọt."
Sau các cuộc thử nghiệm, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, các phần tử virus vẫn ổn định trong cả mẫu nước bọt được xử lý và không được xử lý trong ít nhất 24 giờ, các nhà nghiên cứu đã chứng minh sự phù hợp cao, hoặc sự thống nhất, giữa xét nghiệm nước bọt và xét nghiệm bằng dùng tăm bông ngoáy mũi.
Trong số 385 mẫu được lấy, chỉ có 9 mẫu có kết quả không khớp giữa mẫu tăm bông và kết quả xét nghiệm nước bọt. Hầu hết các trường hợp không khớp đều có tải lượng virus rất thấp, khiến chúng ít đáng lo ngại hơn về mặt lâm sàng và nước bọt phát hiện ra nhiều bệnh nhiễm trùng mà mẫu lấy từ tăm bông ngoáy mũi bỏ sót, ngược lại.
Arnaout và các đồng nghiệp báo cáo rằng, độ nhạy của xét nghiệm tăm bông vẫn cao hơn một chút so với xét nghiệm nước bọt, với xét nghiệm tăm bông có thể phát hiện các hạt virus ở nồng độ thấp hơn. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, xét nghiệm nước bọt vẫn có khả năng phát hiện 90% trường hợp nhiễm COVID-19 và nhưng nó có ưu điểm vượt trội là thực hiện dễ dàng hơn và an toàn.
Arnaout, phó giáo sư bệnh học tại Trường Y Harvard, cho biết: “Chúng tôi đã chứng minh rằng về mục đích thực tế, nước bọt có thể so sánh với tăm bông ngoáy mũi để xét nghiệm COVID-19 ở các cơ sở ngoại trú.”