Người dân có phải tiêm cả 7 mũi vắc-xin phòng COVID-19?

Nhiều người thắc mắc về việc Bộ Y tế vừa ban hành mẫu giấy chứng nhận tiêm vắc-xin mới gồm 7 mũi. Vậy có phải người dân sẽ tiêm 7 mũi vắc-xin phòng COVID-19 hay không?
Chia sẻ

Số ca mắc COVID-19 trong nước từ 27/04/2021

Xem thêm số liệu dịch COVID-19 >
Nguồn: Bộ Y tế - Cập nhật lúc 12:46 10/01/2022
STT Tỉnh thành Ca nhiễm mới
hôm qua
Tổng Ca
nhiễm
Ca tử
vong
Ca tử vong
công bố hôm qua
TỔNG +15.751 1.893.570 34.284 202
1 Hà Nội +2.811 67.978 204 0
2 TP.HCM +472 507.810 19.963 19
3 Hải Phòng +836 17.159 10 0
4 Khánh Hòa +790 40.113 215 3
5 Bình Phước +679 35.784 80 0
6 Bình Định +636 21.587 72 4
7 Cà Mau +615 43.089 222 4
8 Vĩnh Long +532 48.139 489 14
9 Hà Giang +492 9.330 7 0
10 Tây Ninh +475 81.960 723 5
11 Bến Tre +454 28.951 271 9
12 Đà Nẵng +433 13.751 83 1
13 Hưng Yên +410 8.051 2 0
14 Bắc Ninh +382 14.891 17 1
15 Quảng Ninh +315 5.880 4 1
16 Thanh Hóa +293 10.296 10 0
17 Bà Rịa - Vũng Tàu +285 28.067 249 8
18 Thừa Thiên Huế +255 15.864 84 1
19 Bạc Liêu +237 32.567 292 3
20 Lâm Đồng +228 11.565 29 1
21 Hậu Giang +195 13.868 86 5
22 Hải Dương +175 4.760 4 0
23 Quảng Ngãi +171 7.348 25 0
24 Vĩnh Phúc +170 4.359 6 0
25 Hòa Bình +169 2.734 4 0
26 Thái Nguyên +162 3.138 1 0
27 Nam Định +157 4.726 4 0
28 Cần Thơ +152 42.880 704 11
29 Ninh Bình +140 1.649 0 0
30 An Giang +140 33.911 1.130 21
31 Trà Vinh +138 32.209 154 3
32 Nghệ An +128 8.908 34 0
33 Đồng Tháp +127 45.611 722 14
34 Bắc Giang +126 9.154 15 0
35 Quảng Nam +126 7.617 13 0
36 Kiên Giang +120 31.413 611 13
37 Phú Thọ +118 3.913 3 0
38 Bình Dương +117 291.499 3.293 9
39 Sóc Trăng +117 31.399 413 11
40 Thái Bình +113 3.645 0 0
41 Điện Biên +105 949 0 0
42 Đắk Nông +103 5.991 14 0
43 Tiền Giang +97 34.251 1.045 10
44 Hà Nam +96 3.263 0 0
45 Đồng Nai +95 98.692 1.550 10
46 Bình Thuận +88 27.367 324 3
47 Quảng Bình +74 4.056 7 0
48 Yên Bái +73 1.008 0 0
49 Bắc Kạn +71 552 0 0
50 Quảng Trị +63 2.817 3 0
51 Hà Tĩnh +54 1.723 5 0
52 Lào Cai +47 1.024 0 0
53 Tuyên Quang +46 1.356 0 0
54 Ninh Thuận +41 6.225 52 0
55 Lai Châu +41 295 0 0
56 Sơn La +38 2.023 0 0
57 Kon Tum +34 1.226 0 0
58 Phú Yên +34 8.234 47 0
59 Long An +32 40.768 898 15
60 Cao Bằng +28 933 1 0
61 Gia Lai 0 8.198 22 1
62 Đắk Lắk 0 12.979 61 2
63 Lạng Sơn 0 2.067 7 0

Tình hình tiêm chủng vaccine ở Việt Nam

Xem thêm số liệu vaccine COVID-19 >
Nguồn: Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 - Cập nhật lúc 00:00 09/01/2022

Số mũi đã tiêm toàn quốc

161.277.807

Số mũi tiêm hôm qua

1.244.620


TS Phạm Quang Thái, Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng Khu vực miền Bắc, Phó Trưởng Khoa Kiểm soát Bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đã làm rõ hơn về vấn đề này. 

Người dân có phải tiêm cả 7 mũi vắc-xin phòng COVID-19? - 1

Tiêm vắc-xin phòng COVID-19. (Ảnh minh họa).

Cụ thể:

Về việc mẫu giấy chứng nhận mới gồm tiêm 7 mũi của Bộ Y tế, giấy chứng nhận này mở rộng 7 mũi tiêm để có chỗ ghi thời gian và tên vắc-xin tiêm cho một số trường hợp đặc biệt. 

Thí dụ, vắc-xin Abdala của Cuba có liều cơ bản là 3 mũi, nhưng nếu người có miễn dịch kém họ cần tiêm liều bổ sung và sau đó tiêm liều nhắc lại. Như thế trường hợp này phải cần tiêm khoảng 5 mũi.

Hoặc có trường hợp tiêm vắc-xin thử nghiệm 2 mũi nhưng vắc-xin chưa được cấp phép, để tăng cường miễn dịch, họ sẽ phải tiêm lại vắc-xin đã được cấp phép từ mũi đầu tiên.

Như vậy, trường hợp này nếu tiêm đủ hết mũi tiêm thông thường và tăng cường sẽ cần tới 7 chỗ để ghi mũi tiêm vắc-xin gồm: 2 mũi thử nghiệm; 2-3 mũi cơ bản; 1 mũi bổ sung (nếu có bệnh lý nền) và 1 mũi nhắc lại.

Hoặc có trường hợp tiêm vắc-xin ở nước ngoài nhưng có thể tiêm vắc-xin không phù hợp với hướng dẫn của Việt Nam thì họ sẽ phải tiêm lại.

“Việc ban hành giấy chứng nhận mới gồm 7 mũi tiêm vắc-xin để phù hợp cho mọi đối tượng, phòng cho mọi tình huống phát sinh. Thực tế, người khỏe mạnh sẽ chỉ tiêm 3 mũi vắc-xin hoặc cùng lắm là tiêm 4 mũi vắc-xin phòng COVID-19”, TS.Thái nhấn mạnh.

Tại một số quốc gia hiện nay như Mỹ, Nhật Bản thấy vẫn có tỷ lệ mắc COVID-19 và tử vong rất cao. Tỷ lệ tăng nặng và tử vong vẫn có ở nhóm chưa tiếp cận vaccine do chống đối vắc-xin hoặc nhóm có bệnh lý không tiêm được.

Việt Nam đang nỗ lực bao phủ vắc-xin và có tốc độ tiêm vắc-xin rất nhanh, kể cả mang vắc-xin đến tận nhà tiêm cho người dân.

Theo chỉ đạo của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Y tế, việc tiêm mũi tăng cường (nhắc lại hay bổ sung) đang được triển khai nhanh để sẵn sàng đối phó với cơn sóng COVID-19 mang biến thể Omicron. Với những nỗ lực đó, hy vọng chúng ta có thể có được miễn dịch cộng đồng trước khi Omicron bành trướng.

Thế nào gọi là mũi cơ bản, mũi bổ sung và mũi nhắc lại?

Trước hết, liều cơ bản là liều được các nhà sản xuất vắc-xin hướng dẫn và thực hành tiêm chủng đủ. Mỗi hãng sản xuất vắc-xin COVID-19 sẽ có số liều cơ bản khác nhau.

Thí dụ như, vắc-xin AstraZeneca, Pfizer, Moderna,... có liều cơ bản là 2 mũi; vắc-xin Abdala của Cuba có liều cơ bản là 3 mũi nhưng vắc-xin Janssen của hãng Johnson&Johnson chỉ có 1 mũi.

Sau khi tiêm liều cơ bản, các nhà khoa học nhận thấy sau một thời gian, miễn dịch của cơ thể bị giảm dần, khi đó người dân cần tiêm mũi tăng cường. Trường hợp người có miễn dịch kém (ung thư, HIV hoặc bệnh nhân ghép tạng) dù đã được tiêm liều cơ bản nhưng do đáp ứng miễn dịch yếu nên phải được tiêm một mũi vắc-xin nữa so với liều cơ bản, gọi là mũi bổ sung.

Với mũi bổ sung, sau một tháng kể từ ngày tiêm mũi cuối cùng của liều cơ bản, người dân đã có thể được tiêm ngay. Người dân có thể sử dụng chính loại vắc-xin đã được tiêm ở liều cơ bản để tiêm mũi bổ sung. Nếu không, có thể dùng vvắc-xin mRNA (như của Pfizer, Moderna...) để thay thế.

Trường hợp những người sức khỏe tốt, có hệ miễn dịch cùng kháng thể ở mức cao ngay sau khi tiêm liều cơ bản sẽ không cần tiêm mũi bổ sung. Tuy nhiên, sau 6 tháng kể từ ngày tiêm mũi cuối cùng của liều cơ bản, những người này có thể tiêm mũi nhắc lại.

Đối tượng dành cho cho mũi tiêm vắc-xin mũi nhắc lại là người mắc bệnh nền, tiếp xúc nhiều với F0, bác sĩ tuyến đầu hay những trường hợp có nghề nghiệp bắt buộc phải thường xuyên gặp gỡ, giao lưu.