Người đàn ông đột quỵ khi tắm vào mùa đông, bác sĩ khuyến cáo cách phòng chống đột quỵ khi tắm đặc biệt trong mùa lạnh

Tắm có thể làm giảm mệt mỏi, trì hoãn quá trình lão hóa và mang lại nhiều lợi ích. Nhưng tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra chỉ vì những chi tiết rất nhỏ mà chúng ta thường bỏ qua.

Trung tâm tin tức Đài phát thanh và truyền hình Giang Tô (Trung Quốc) đưa tin về một vụ việc đau lòng chỉ mới xảy ra cách đây vài ngày, tại khoa cấp cứu bệnh viện Nhân dân số 4 Thái Châu, một cụ già khoảng 60 tuổi khi đang tắm không may đột quỵ và ngã xuống bồn tắm, mặc dù đã được người nhà phát hiện và đưa đi bệnh viện, các nhân viên y tế tích cực cứu chữa nhưng thật không may cụ vẫn không qua khỏi.

Các bác sĩ cho biết nguyên nhân chính là bởi: Nhiệt độ trong phòng tắm cao, hàm lượng ôxy thấp, việc tắm lâu sẽ khiến mạch máu giãn ra, giảm lượng máu và ôxy cung cấp cho não, rất dễ bị ngất xỉu. Bác sĩ khuyến cáo người cao tuổi mắc bệnh nền hoặc sức khỏe kém khi tắm rửa nên có người thân ở nhà, chú ý chống trượt, ngã, sau khi tắm nên nghỉ ngơi nửa tiếng.

Người đàn ông đột quỵ khi tắm vào mùa đông, bác sĩ khuyến cáo cách phòng chống đột quỵ khi tắm đặc biệt trong mùa lạnh - Ảnh 1.

Những nguyên nhân chính khiến việc tắm rửa cũng có thể trở thành sát thủ vô hình

Lưu thông không khí kém trong nhà tắm: Khi tắm, hơi nước đọng lại trong nhà tắm khiến không khí không được lưu thông dễ gây khó thở, ngoài ra khi tắm, quá trình tuần hoàn máu bị đẩy nhanh nên dễ gây thiếu oxy lên não, dẫn đến chóng mặt và mệt mỏi.

Tắm khi bụng đói: Tắm thì cần có năng lượng, nếu không bổ sung năng lượng trước khi vào nhà tắm mà lại tắm lúc đói thì năng lượng cung cấp cho cơ thể không đủ, đồng thời dễ bị buồn nôn, chóng mặt.

Thời gian tắm lâu: Thời gian tắm quá lâu, nhiệt độ phòng tắm cao, không khí lưu thông không thông suốt, cộng với việc kích thích nước nóng, mao mạch cơ thể giãn ra, não sẽ không được cung cấp đủ máu dẫn đến chóng mặt, tức ngực, buồn nôn và ngất xỉu.

Cơ thể mắc các bệnh như hạ đường huyết: Nếu cơ thể đang bị thiếu máu, hạ đường huyết và các bệnh lý khác thì khi tắm rất dễ bị chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi.

Cách ngăn ngừa "ngất xỉu" trong khi tắm

1. Trước hết, chúng ta phải nắm vững nhiệt độ của bồn tắm. Nhiệt độ nước tắm lý tưởng nhất bằng với nhiệt độ cơ thể, tốt nhất là khoảng 37°C. Thời gian tắm không nên quá lâu, nhìn chung từ 30 - 40 phút là phù hợp. Việc ngâm mình lâu trong bồn tắm sẽ khiến người mệt mỏi, tăng gánh nặng cho tim. Nếu ở trong phòng tắm lâu, tốt nhất bạn nên đặt một cốc nước bên cạnh để bổ sung độ ẩm kịp thời.

2. Thứ hai, khi phòng có nhiều hơi nước khi tắm, hàm lượng oxy trong không khí sẽ giảm xuống. Khi tắm, các mạch máu xung quanh giãn ra, huyết áp giảm xuống dẫn đến máu lên não không đủ, thiếu oxy, dễ gây chóng mặt. Vì vậy, trong phòng tắm nên lắp quạt thông gió, cấm hút thuốc khi tắm, có thể bật quạt hút để thông gió phù hợp.

3. Không tắm khi bụng đói hoặc đói, hoặc tắm trong vòng 30 phút sau khi ăn. Tốt nhất là uống đồ uống có chứa ion natri và kali, hoặc nước muối có đường trong hoặc trước khi tắm.

4. Sau khi tắm không được đứng dậy quá nhanh hoặc quá đột ngột, đặc biệt người cao tuổi phải đứng dậy từ từ sau khi nghỉ ngơi hợp lý để tránh “ngất xỉu”.

5. Người già bị bệnh mạch vành, cao huyết áp, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường, thoái hóa đốt sống cổ, thể trạng yếu vừa mới khỏi bệnh hiểm nghèo và trẻ em tốt nhất nên có người đi cùng khi tắm. Tốt nhất nên uống một viên nitroglycerin nếu những bệnh nhân bị bệnh tim mạch vành để ngăn chặn sự khởi phát của các cơn đau thắt ngực. Không tắm ngay sau khi say, nếu không rất dễ bị “ngất” và các tai nạn khác như bỏng, đuối nước.

Nguồn: news.jstv, Sohu, Yangsheng