Sau khi nữ giới bước vào tuổi dậy thì, hàng tháng cơ thể sẽ có kinh nguyệt. Nhiều người ví kinh nguyệt là "dì cả" (mẹ ghẻ), phụ nữ luôn có vài ngày trong tháng phải chịu đựng sự hành hạ của "dì cả", cơ thể thường xuyên bị đau bụng kinh. Nhưng nếu "dì cả" không đến, phụ nữ sẽ lại phải lo lắng về vấn đề thể chất của bản thân.
Tiểu Văn, năm nay 35 tuổi ở Trung Quốc, trước đây cô rất bận rộn với sự nghiệp. Sau nhiều năm kết hôn vẫn chưa muốn có con, cuối cùng đến năm thứ 5 sau hôn nhân, Tiểu Văn cũng đã ổn định sự nghiệp và muốn tích cực chuẩn bị để có đứa con đầu lòng.
Ảnh minh họa
Bỗng 1 ngày, Tiểu Văn nhận thấy mình không còn kinh nguyệt nữa, lúc đầu, cô nghĩ rằng mình đã mang thai nên vui mừng ra mặt. Nhưng khi đi kiểm tra thì cô phát hiện ra rằng cơ thể mình đã mãn kinh sớm và không có cách nào để mang thai được nữa.
Mới 35 tuổi mà cơ thể đã bước vào thời kỳ mãn kinh, chuyện đó làm sao có thể? Sau khi tìm hiểu về cuộc sống và các thói quen của Tiểu Văn, bác sĩ thở dài cho rằng thói quen hàng ngày của cô không tốt, cộng với việc cô không chú ý quan sát những thay đổi của cơ thể nên cuối cùng ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của cơ thể.
Trong đó, nguyên nhân chính xuất phát từ 2 thói quen xấu dưới đây, đáng báo động là nhiều bạn nữ hiện nay cũng mắc phải.
1. Tinh thần căng thẳng trong thời gian dài, thường xuyên cảm thấy lo lắng
Cảm xúc ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe. Khi cơ thể con người rơi vào tâm trạng tiêu cực, chán nản, lo lắng lâu ngày thì nội tiết của cơ thể sẽ bị tác động mạnh.
Khi còn trẻ, Tiểu Văn thường không ngủ được do áp lực công việc và lo lắng vào ban đêm, đến tận sáng sớm mới đi ngủ. Điều này tiếp diễn lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều và dần thúc đẩy quá trình mãn kinh sớm.
2. Ăn kiêng trong thời gian dài, cơ thể thiếu dinh dưỡng
Nhiều chị em lựa chọn cách ăn kiêng giảm cân trong cuộc sống để giữ gìn vóc dáng.
Nhưng khi con người tiêu thụ quá ít thức ăn thì cơ thể sẽ bị suy dinh dưỡng, quá trình tuần hoàn máu trong cơ thể cũng bị ảnh hưởng. Phụ nữ ăn kiêng trong thời gian dài dễ bị rối loạn kinh nguyệt, chức năng sinh sản cũng bị tác động tiêu cực ở một mức độ nhất định.
Vì vậy, bạn nữ nên chú ý điều chỉnh một số hành vi hàng ngày và duy trì lịch sinh hoạt đều đặn. Ngoài ra, đừng bất cẩn khi nhận thấy cơ thể có một số thay đổi bất thường. Thông thường, phụ nữ trong độ tuổi từ 45-55 sẽ dần bước vào thời kỳ mãn kinh, nếu thấy trước 40 tuổi, chu kỳ kinh nguyệt của bạn rất thất thường, thường xuyên đổ mồ hôi về đêm, máu kinh có màu sắc bất thường… thì bạn phải chú ý hơn!
Nguồn và ảnh: Sohu, Women's Health