Người phụ nữ 38 tuổi bị đột quỵ do nhồi máu não, bác sĩ chỉ ra thói quen khi nấu rau mà nhiều người mắc phải là nguyên nhân

Đang tập thể dục trong công viên, cô Trần (38 tuổi, Trung Quốc) bỗng ngất xỉu. Trên đường đến bệnh viện cấp cứu, cô đã tỉnh lại nhưng một bên tay yếu sức rõ rệt và nói ngọng.

Vào một buổi sáng cuối tuần, công viên ven hồ yên tĩnh bỗng chốc bị phá vỡ bởi âm thanh gấp gáp của xe cấp cứu, âm thanh ở ven hồ công viên một lúc lâu rồi phi nhanh khiến người qua đường thót tim.

Hóa ra là cô Trần, người chạy trong công viên mỗi sáng, đột nhiên bị ngất! Những người hàng xóm đang tập thể dục cùng cô vội gọi cấp cứu đưa cô đến bệnh viện. Trên đường đến bệnh viện, cô Trần đã tỉnh lại, nhưng một bên tay yếu sức rõ rệt và nói ngọng.

Căn cứ vào tình trạng yếu một bên tay chân và nói ngọng của bà Trần, bác sĩ nhận định cô có khả năng cao bị đột quỵ, theo quy trình cấp cứu đột quỵ, cô được xét nghiệm axit nucleic và được sắp xếp để thực hiện CT đầu, điện tâm đồ, huyết áp, sinh hóa và các xét nghiệm khác. Cuối cùng cô được chẩn đoán là đột quỵ do thiếu máu cục bộ cấp, mà chúng ta thường gọi là "nhồi máu não cấp tính", và cô ấy được phát hiện là bị cao huyết áp.

Người phụ nữ 38 tuổi bị đột quỵ do nhồi máu não, bác sĩ chỉ ra thói quen khi nấu rau mà nhiều người mắc phải chính là nguyên nhân - Ảnh 1.

Bác sĩ đã thông báo cho cô Trần và gia đình về tình trạng của cô, những lợi ích và nguy cơ của việc làm tan huyết khối. Quá trình may mắn diễn ra suôn sẻ và các dấu hiệu sinh tồn ổn định, không ra máu, không nhức đầu, buồn nôn và nôn, không tiểu máu, không niêm mạc mũi, không chấm xuất huyết dưới da và bầm máu.

Cô Trần được chuyển sang khoa thần kinh, bác sĩ tiếp tục điều trị bằng phương pháp nuôi dưỡng thần kinh, hạ lipid máu và ổn định các mảng bám, đồng thời theo dõi sát diễn biến tình trạng bệnh.

Cô Trần rất khó hiểu, bởi mình chỉ mới 38 tuổi, lại rất thích thể thao, sao có thể bị nhồi máu não? Sau khi bác sĩ hỏi về thói quen ăn uống thường ngày trong cuộc sống của cô Trần, bác sĩ cho biết cô bị nhồi máu não, chủ yếu do tiền sử cao huyết áp mà không biết, nhưng ngay cả khi không có triệu chứng của bệnh cao huyết áp, thói quen nấu ăn hàng ngày của cô chính là nguyên nhân.

Hóa ra khi nấu ăn, để món ăn thơm và ngon hơn, cô ấy luôn thích cho nhiều dầu hơn, thực tế là rất nhiều người có thói quen này. Thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày trở nên ngon hơn sau khi nấu, và một số bạn nếu muốn món ăn ngon hơn sẽ quen cho thêm dầu, thậm chí có thể cho dầu hai lần.

Lấy món trứng cà chua quen thuộc nhất làm ví dụ, một số người sẽ thêm dầu một lần khi trứng bác để trứng bông và ngon hơn, và thêm dầu một lần nữa khi bác cà chua. Tuy nhiên, điều này khiến cho lượng dầu của món trứng bác cà chua có thể vượt quá 40g, khiến lượng dầu cơ thể hấp thụ vào vượt quá lượng dầu được Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo ăn mỗi ngày.

Người phụ nữ 38 tuổi bị đột quỵ do nhồi máu não, bác sĩ chỉ ra thói quen khi nấu rau mà nhiều người mắc phải chính là nguyên nhân - Ảnh 2.

3 tác hại của việc tiêu thụ quá nhiều dầu

1. Các mạch máu bị hư hỏng

Trong ba chất dinh dưỡng chính carbohydrate, chất béo và chất đạm, chất béo có hàm lượng calo cao nhất. Việc hấp thụ quá nhiều chất béo và năng lượng có thể hình thành các mảng xơ vữa trên thành mạch máu, làm tổn thương mạch máu, gây ra các bệnh tim mạch và mạch máu não.

Béo phì cũng là một yếu tố nguy cơ cao của các bệnh chuyển hóa khác nhau như tiểu đường và tăng lipid máu. Nguyên nhân trực tiếp khiến cô Trần bị nhồi máu não là do bệnh mạch máu não và huyết áp cao, còn nguyên nhân gián tiếp liên quan đến thói quen nấu nướng của cô - ăn nhiều dầu.

Người phụ nữ 38 tuổi bị đột quỵ do nhồi máu não, bác sĩ chỉ ra thói quen khi nấu rau mà nhiều người mắc phải chính là nguyên nhân - Ảnh 3.

2. Tổn thương cơ quan nội tạng

Việc hấp thụ quá nhiều lipid máu cũng có thể làm tổn thương gan và thận, (lipid) bao bọc các cơ quan nội tạng và dẫn đến rối loạn chức năng, chẳng hạn như gây ra gan nhiễm mỡ, suy thận và suy tim.

Ngoài ra, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tiêu thụ quá nhiều dầu ăn có mối liên hệ rõ ràng với bệnh ung thư. Việc đun nấu dầu ở nhiệt độ cao cũng tạo ra aldehyde, có thể gây ung thư.

3. Phá hủy vitamin của rau

Nếu nhiệt độ dầu quá cao khi nấu rau có thể phá hủy vitamin trong rau, sinh ra axit béo chuyển hóa, benzopyrene và các chất có hại khác, vì vậy rau tốt nhất nên ăn bằng cách luộc hoặc ăn sống hơn là chiên, xào ở nhiệt độ cao.

Nguồn và ảnh: QQ, The Healthy