Người phụ nữ 38 tuổi đột tử vì nhồi máu não, bác sĩ chỉ ra 3 thói quen xấu của nhiều người dễ dẫn đến bi kịch này

Dù không hút thuốc hay uống rượu nhưng chị Jing (38 tuổi, Trung Quốc) vẫn bị nhồi máu não và qua đời, nguyên nhân có liên quan đến chồng của chị.

Chị Jing năm nay 38 tuổi ở Trung Quốc đã kết hôn và đang ở nhà nội trợ để chăm sóc con nhỏ. Theo lời người nhà kể lại, chị Jing và chồng yêu nhau và kết hôn khá muộn, lập nghiệp kinh doanh với 2 bàn tay trắng, qua nhiều năm vất vả, khó khăn cũng gọi là có chút của để dành. Tuy nhiên, lúc này chồng chị lại thay lòng đổi dạ, vợ chồng không còn hòa hợp như trước.

Một phần lý do là vì sau khi sinh con trai đầu lòng, 2 vợ chồng quyết định để chị Jing lui về chăm sóc gia đình, 1 mình anh chồng quán xuyến công việc kinh doanh.

Người phụ nữ 38 tuổi đột tử vì nhồi máu não, bác sĩ chỉ ra 3 thói quen xấu của nhiều người dễ dẫn đến bi kịch này - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Thời gian trôi qua, chồng chị Jing đột nhiên thay đổi tính nết, thường xuyên vắng nhà, phải đi công tác hoặc lấy lý do bận công việc để né tránh vợ. Một ngày nọ, chị phát hiện chồng mình ngoại tình nhờ đọc tin nhắn WeChat của anh ta. Cố gắng giữ bình tĩnh, chị nói chuyện thẳng thắn với chồng, anh ta thừa nhận rằng mình từng có một vài người phụ nữ bên ngoài, nhưng chỉ là vui chơi qua đường và luôn yêu vợ, không muốn gia đình đổ vỡ.

Thất vọng xen lẫn tức giận, chị Jing cũng từng nghĩ đến việc ly hôn, nhưng sau khi nhìn vào đứa con trai còn nhỏ dại, thái độ hối lỗi của chồng cùng những lời động viên, khuyên bảo của 2 bên gia đình, chị quyết định tha thứ và cho anh ta 1 cơ hội nữa.

Khi con trai lên 6 tuổi, chị Jing bàn bạc với chồng muốn quay lại làm việc nhưng anh ta không đồng ý, cho rằng đứa trẻ còn nhỏ và cần mẹ, việc kinh doanh có anh ta lo ổn thỏa, thế là những cuộc cãi vã bắt đầu nổ ra. Sau nhiều lần to tiếng, 2 vợ chồng thống nhất khi con trai vào tiểu học, chị Jing sẽ quay lại cùng chồng điều hành công ty.

Người phụ nữ 38 tuổi đột tử vì nhồi máu não, bác sĩ chỉ ra 3 thói quen xấu của nhiều người dễ dẫn đến bi kịch này - Ảnh 2.

Tuy nhiên, đến khi chị Jing chuẩn bị xong mọi thứ để quay trở lại làm việc, sóng gió lại ập đến 1 lần nữa. Sáng sớm hôm ấy, chị đang chuẩn bị đưa con đến trường thì vô tình nhìn thấy tin nhắn trên điện thoại của chồng, dòng chữ “Em có thai rồi”, cảm xúc trong chị lúc này như hàng ngàn nhát dao đâm xuyên tim.

Lúc này, chị Jing tức giận đến mức quay vào phòng ngủ kéo chồng dậy, muốn hỏi chuyện gì đã xảy ra, 2 vợ chồng cãi nhau 1 trận lớn. Trong lúc mất bình tĩnh, chị Jing đột ngột ngất xỉu, người nhà lập tức đưa đến bệnh viện nhưng vẫn không kịp cứu chữa, chị qua đời khi mới 38 tuổi.

Được biết, chị Jing vốn có tiền sử cao huyết áp, vào sáng sớm, huyết áp sẽ khó ổn định, dễ lên xuống thất thường. Cơn nóng giận chính là chất xúc tác khiến chị xuất hiện cơn nhồi máu não.

3 thói quen xấu của nhiều người dễ dẫn đến nhồi máu não

1. Cảm xúc quá mãnh liệt

Sự thay đổi cảm xúc thái quá, quá mãnh liệt như phấn khích quá mức, căng thẳng tột độ, tức giận bộc phát… đều làm tăng nguy cơ khởi phát nhồi máu não. Vì vậy, trong cuộc sống, chúng ta phải chú ý ổn định cảm xúc của mình để tránh dẫn đến thảm kịch như chị Jing.

Người phụ nữ 38 tuổi đột tử vì nhồi máu não, bác sĩ chỉ ra 3 thói quen xấu của nhiều người dễ dẫn đến bi kịch này - Ảnh 3.

2. Hút thuốc lâu năm

Hút thuốc lá lâu ngày không chỉ gây ung thư phổi mà còn rất bất lợi cho mạch máu, dễ gây nhồi máu não, nhồi máu cơ tim. Hút thuốc có thể gây nhồi máu não là do nó làm tổn thương thành mạch, thay đổi thành phần máu và huyết động.

Hút thuốc lá cũng có thể khiến cho các mảng xơ vữa có thể mắc lại ở động mạch cổ cao và gây nhiều nguy hại khác cho sức khỏe. Vì vậy, bạn nên bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt.

3. Uống nhiều rượu bia

Uống nhiều rượu bia cũng có thể gây nhồi máu não. Rượu bia sẽ kích thích trực tiếp thành mạch máu, làm mạch máu mất tính đàn hồi, gây xơ cứng động mạch, dễ dẫn đến hình thành huyết khối trong não; làm tăng huyết áp, thúc đẩy sự co bóp của cơ trơn động mạch não, do đó làm giảm lưu lượng máu đến não và tăng khả năng nhồi máu não.

Nguồn và ảnh: Aboluowang, WHO, Asia One