Lê gai thường mọc ở sườn đồi, thung lũng, ven đường và bụi rậm ở độ cao 500 đến 2500 mét, là loại quả mọc hoang ở các vùng núi như Quý Châu, Trung Quốc. Do giá trị dinh dưỡng của nó nên ở Quý Châu đã bắt đầu xuất hiện những vùng trồng công nghiệp với quy mô lớn.
Quả lê gai không có bề mặt nhẵn bóng như những loại lê thông thường, đúng như tên gọi của nó, quả được bao phủ bởi những chiếc gai xung quanh bề mặt. Tuy có vẻ xấu xí nhưng điều này không ảnh hưởng tới giá trị dinh dưỡng của nó.
Lê gai rất giàu vitamin C, vitamin P và SOD (superoxide dismutase). Các nhà dinh dưỡng đã thử nghiệm và phát hiện ra rằng, cứ 100 gam cùi lê gai chứa từ 2075 đến 2725 mg vitamin C, gấp 800 lần táo và 400 lần chuối, gấp 100 lần quýt, 22 lần cà chua, 10 lần kiwi. Vì vậy nó được mệnh danh là “vua vitamin C”, hàm lượng vitamin C trong loại quả này cao hơn nhiều so với các loại rau củ quả thông thường.
1. Quả lê gai có tác dụng chống viêm và chống dị ứng
Lê gai rất bổ dưỡng. Theo nghiên cứu, vitamin C có trong loại quả này giúp thúc đẩy sự hình thành các kháng thể và có tác dụng chống viêm, chống dị ứng.
2. Lê gai có thể ngăn ngừa ung thư và chống lại bệnh ung thư
Qua nghiên cứu, người ta nhận thấy lê gai có thể ngăn chặn sự hình thành chất gây ung thư tổng hợp nội sinh N-nitrosoproline (NPRO) đối với ung thư gan, ung thư phổi, ung thư thận và ung thư hệ thần kinh. Đặc biệt đối với những người mắc ung thư gan giai đoạn đầu, loại loại quả này có tác dụng ức chế tế bào ung thư rất tốt.
Uống 10 ml nước ép lê gai (nửa quả tươi, chứa 75 mg vitamin C), có thể ngăn chặn hoàn toàn các hợp chất nitroso trong cơ thể người, hiệu quả hơn những phương pháp chống ung thư tiên tiến trên thế giới 17%.
3. Tác dụng chống lão hóa của lê gai
Lê gai rất giàu superoxide dismutase (SOD). Ăn trái lê tươi và các sản phẩm chế biến có thể làm tăng hoạt động của SOD trong cơ thể người, giảm lipid peroxide (LPO) và có tác dụng chống lão hóa rõ rệt.
4. Tác dụng đối kháng với ngộ độc chì
Năm 1985, một thử nghiệm lâm sàng do Viện Phòng chống bệnh lao động và sức khỏe Quý Châu tiến hành cho thấy, đối với những bệnh nhân mắc bệnh nghề nghiệp do nhiễm độc chì, uống 240 ml nước lê gai mỗi ngày có tác dụng thải chì ra ngoài. Những cô gái thường xuyên trang điểm nên sử dụng nhiều lê gai hơn, vì trong các mỹ phẩm thường chứa các kim loại nặng, đặc biệt là chì.
Tác dụng của lê gai còn nhiều hơn thế. Theo nghiên cứu từ lâu đời, lê gai còn có thể dùng làm thuốc. Loại quả này được ghi trong “Tứ Xuyên y học cổ truyền Trung Quốc” rằng, lê gai có tác dụng thanh nhiệt, cường dương, nuôi dưỡng dạ dày và ngăn chặn tiêu chảy.
Nhìn chung, lê gai tuy là một loại quả xấu xí, nhưng không chỉ có tác dụng bổ tỳ vị, bổ thận, tráng dương, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, ngăn ngừa ung thư, làm đẹp da mà còn có thể làm giảm hàm lượng cholesterol và triglycerid. Bên cạnh đó, nó còn có tác dụng ngăn ngừa cao huyết áp, mỡ máu cao, đường huyết cao, ảnh hưởng đến tim mạch và mạch máu não.