Những bộ phận "cực hại" của lợn, gà, vịt, cá nhưng nhiều người vẫn vô tư ăn hàng ngày

Lợn, gà, vịt, cá là những thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn của nhiều gia đình người Việt Nam, tuy nhiên có nhiều bộ phận của những động vật này rất độc hại.

Thịt cổ lợn

Báo Vietnamnet dẫn nguồn tờ Aboluowang cho biết, cổ lợn nối liền với tuyến bạch huyết và tuyến giáp dễ dẫn đến tích tụ virus và vi khuẩn, ăn nhiều sẽ nguy hiểm đến sức khỏe. Khi giết mổ, lợn bị cắt tiết có thể bị tắc nghẽn các chất gây hại ở cổ.

Ngoài ra, cổ lợn cũng có hàm lượng chất béo lớn, ăn nhiều gây tăng cân, kéo theo các vấn đề tim mạch.

Phổi

Phổi có chức năng giúp lợn thở. Môi trường sống của lợn nhiều bụi bẩn, phân chuồng chứa vi khuẩn, ký sinh trùng tồn tại trong một thời gian dài. Lợn hay có thói quen hít ngửi sát đất, dễ dàng tiếp xúc với các yếu tố trên. Trong không gian như vậy, phổi lợn có xu hướng chứa một lượng lớn vi khuẩn và virus.

Mặc dù thịt lợn rất hữu ích cho sức khỏe con người, nhưng bạn không nên mua quá nhiều cùng một lúc vì thời gian bảo quản tươi ngon tương đối ngắn. Ngay cả khi để trong tủ lạnh, giá trị dinh dưỡng của thịt sẽ mất dần.

Khi mua thịt lợn, bạn nên chú ý nhiều hơn đến bề mặt của thịt có còn tươi không, cầm lên và ngửi xem đã bị biến chất hay chưa.

Cổ gà, vịt

Cổ gà, cổ vịt được nhiều người thích ăn, đặc biệt là những người thích lai rai nhậu nhẹt. Tuy nhiên, Cũng giống phao câu, phần dưới da của cổ gà, vịt chứa các tuyến dịch bạch huyết... Khi ăn cổ gà, vịt các tuyến đó sẽ đi vào đường tiêu hóa và gây nên nhiều bệnh nguy hiểm cho con người. Vì vậy, chúng ta nên hạn chế ăn phần cổ của gà, vịt và nên bóc bỏ da trước khi ăn.

Da gà, vịt

Rất nhiều người trong đó có cả trẻ em thích ăn da gà vì da gà khá béo và giòn. Mặc dù vậy, đây là bộ phận chứa nhiều cholesterol có hại và nhiều vi khuẩn nhất của con gà. Đặc biệt, với món gà quay, lượng cholesterol chứa trong đó sẽ cực kỳ nguy hiểm cho sức khỏe khi chúng bị chuyển hóa thành các chất gây bệnh, nhờ sự xúc tác của nhiệt độ cao.

Nội tạng gà, vịt

Ngoài ra, một số cơ quan nội tạng của gà sẽ có dư lượng chất độc hại từ môi trường sống và thức ăn chăn nuôi, nhưng số lượng sẽ thay đổi do điều kiện sinh sản khác nhau. Mề gà hay chính là dạ dày của gà và có nhiệm vụ nghiền nát thức ăn. Do gà có thể ăn nhiều loại vi sinh vật, nên lượng chất độc hại có thể sẽ bị dự trữ lại tại đây.

Phao câu gà, vịt

Phao câu là nơi tập trung của tuyến dịch bạch huyết, nơi chứa đại thực bào. Khả năng ăn vi khuẩn của tế bào này rất khủng khiếp, tuy nhiên lại không thể tiêu hóa được những vi khuẩn, độc tố này. Vì vậy, phao câu giống như một kho chứa vi khuẩn.

Những bộ phận cực hại của lợn, gà, vịt, cá nhưng nhiều người vẫn vô tư ăn hàng ngày - Ảnh 1.

Sau khi đi vào cơ thể, vi khuẩn và độc tố có thể gây hại cho sức khỏe, thậm chí gây ung thư. Không chỉ vậy, phao câu còn không nhiều tác dụng như nhiều người vẫn lầm tưởng như: giúp tóc đen, mượt, da đẹp hơn.

Các chất gây hại chủ yếu tập trung tại gan, cơ quan giải độc. Thận liên quan đến việc thải các chất có hại.Tim có các chất bất lợi cho chuyển hóa. Do đó, mặc dù lòng mề gà có giá trị dinh dưỡng cao và ăn rất ngon nhưng vì sức khỏe của mình bạn cũng nên hạn chế tiêu thụ chúng.

Các bộ phận của cá

Tạp chí điện tử Tri thức trực tuyến dẫn nguồn Thượng úy, thạc sĩ, bác sĩ Bùi Thị Duyên, khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Quân y 175 (Bộ Quốc phòng) cho biết, cá là nguồn cung cấp protein giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là axit béo omega-3, một chất dinh dưỡng không thể tự tổng hợp được trong cơ thể con người.

Axit béo omega-3 nhiều lợi ích cho sức khỏe như giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, giảm viêm và hỗ trợ sự phát triển của trẻ em.

Mặc dù cá là thực phẩm bổ dưỡng, chúng ta cần chú ý đến các bộ phận trên để tránh nguy cơ bị thương tật hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe.

Các bộ phận đó bao gồm:

- Đầu và đuôi cá: Chúng ta nên cẩn thận khi ăn đầu và đuôi cá vì chúng có thể chứa nhiều xương nhọn và lưỡi câu, gây nguy hiểm cho đường ruột.

- Xương sống và xương nhỏ: Hai loại xương này cũng có thể gây tổn thương cho đường ruột, vì vậy nên cẩn thận khi ăn.

- Màng trắng bao quanh thịt cá: Bộ phận này cũng không nên ăn do nó có thể chứa nhiều chất độc hại.

- Gan và túi mật: Gan và túi mật của cá có thể chứa nhiều chất độc hại nên không được khuyến khích ăn.

- Ruột và phần thịt xanh lá cây: Ruột và phần thịt xanh lá cây của cá có thể chứa các chất độc hại như thủy ngân và PCB (Polychlorinated Biphenyls - chất hữu cơ có thể gây nhiều tác động tiêu cực cho sức khỏe con người, gồm ung thư, miễn dịch, thần kinh và nội tiết) nên mọi người cần tránh ăn.