Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ 7/5 đến khoảng ngày 9-10/5, cường độ nắng nóng tiếp tục gia tăng. Tại thủ đô Hà Nội, nắng nóng sẽ gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nền nhiệt độ cao nhất phổ biến 37 - 40 độ, có nơi trên 40 độ.
Trước tình trạng thời tiết nóng bức, ngoài việc tránh tia UV gây hại, chúng ta cũng nên phòng tránh cả những nguy cơ cháy nổ ở xe hơi và xe máy.
Một nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học bang San Francisco, Mỹ cho thấy một chiếc ô tô đỗ dưới cái nắng 72 độ F (tương đương khoảng 22 độ C) thì nhiệt độ bên trong xe có thể nóng lên tới 119 độ trong vòng một giờ. Vì vậy nếu bạn không cẩn thận, mọi đồ dùng bên trong xe có thể bị tan chảy, hỏng hóc, thậm chí phát nổ.
Để đảm bảo an toàn, bạn nên bỏ 9 đồ vật có nguy cơ hư hại do nhiệt từ xe hơi hay cốp xe máy dưới đây.
1. Thuốc
Theo dược sĩ, Tiến sĩ Skye McKennon trả lời trên tờ New York Times: "Không phải ngẫu nhiên mà các nhà sản xuất dược phẩm thường khuyến nghị phải bảo quản thuốc ở nơi khô ráo và thoáng mát, chỉ như vậy mới đảm bảo được những tác dụng vốn có của chúng".
Ngược lại, nhiệt độ ngoài trời gay gắt có thể khiến thuốc của bạn bị mất tác dụng, thậm chí biến chất gây nguy hiểm cho người sử dụng.
2. Chai nhựa, hộp nhựa
Nếu bạn vô tình cất một chai nhựa hoặc đồ nhựa trong cốp xe máy hoặc xe hơi, bạn có thể sẽ phải nạp một số chất có hại vào người.
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, vỏ chai nhựa có chứa BPA và phthalate, có thể làm thay đổi hormone, tăng nguy cơ mắc một số rối loạn nội tiết nhất định. Nguy hiểm hơn, chúng có thể gây bệnh ung thư và tim mạch.
3. Đồ điện tử
Nhiệt độ trong xe hơi hay cốp xe máy thường cao hơn nhiệt độ ngoài trời rất nhiều một phần bởi sức nóng từ động cơ tỏa ra. Nhiệt độ này ảnh hưởng đến độ bền của các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính bảng.
Nhiệt độ nóng làm ảnh hưởng đến độ bền của các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính bảng.
Nguy hiểm hơn, nhiều thiết bị điện tử có sử dụng pin, nếu nhiệt độ quá nóng mà những đồ vật này không được tắt nguồn thì có thể gây nên tình trạng cháy nổ bình xăng, phát ra những hóa chất độc hại.
4. Kem chống nắng
Nhiều người nghĩ rằng cất một lọ kem chống nắng trong cốp xe có thể khiến việc chống nắng được sẵn sàng hơn, tuy nhiên đây là một quyết định sai lầm.
Theo bác sĩ da liễu Fredric S. Brandt: "Khi kem chống nắng được đặt trong môi trường nhiệt độ cao, hiệu quả sẽ giảm rõ rệt, có thể biến chất và nguy hiểm hơn".
5. Kẹo sô cô la
Sô cô la cũng giống như một số loại đồ ăn ngọt khác cần phải được bảo quản ở nhiệt độ thường hoặc nhiệt độ thấp trong tủ lạnh. Nếu bạn vô tình để quên chúng trong cốp xe hoặc trong xe hơi, socola sẽ bị chảy ra, biến dạng, có thể làm bẩn cốp xe và rất khó lau chùi.
Nếu bạn vô tình để quên trong cốp xe hoặc trong xe hơi, socola sẽ bị chảy ra, biến dạng.
6. Kính râm
Kính râm là đồ vật thường xuyên được cất trong cốp xe máy để tiện sử dụng trong lần tiếp theo. Tuy nhiên, trong những ngày nhiệt độ cao, thành phần nhựa trong kính sẽ nóng chảy, làm cong ống kính. Sẽ rất phí phạm nếu đó là những chiếc kính đắt tiền.
7. Chất lỏng dễ cháy
Tất cả các chất lỏng dễ cháy đều đã được cảnh báo in trên mặt của hộp. Bao gồm keo xịt tóc, sơn xịt, bình xịt (bất kỳ loại nào), bật lửa... Nếu vượt quá nhiệt độ khuyến cáo của nhà sản xuất, các sản phẩm này có thể nở to ra và phát nổ. Đặc biệt nguy hiểm khi chúng tiếp xúc với bình xăng, có thể gây cháy nổ xe.
8. Son
Khi phụ nữ để son trong cốp xe, nhiệt độ cao sẽ làm chúng bị chảy và bị thay đổi màu so với ban đầu. Để bảo quản son tốt nhất, bạn nên giữ chúng ở trong nhiệt độ phòng. Các loại son bóng tạm thời chưa sử dụng, bạn nên bảo quản trong tủ lạnh để kéo dài tuổi thọ cho chúng.
Ngoài ra không chỉ son mà các loại mỹ phẩm cũng tránh để trong cốp xe những ngày nóng bức để tránh làm hỏng hoặc gây biến chứng khi chúng ta sử dụng.
Nguồn: Businessinsider, Metromile