Về cơ bản, các nghiên cứu chỉ ra rằng trung bình tuổi thọ của phụ nữ sẽ cao hơn nam giới. Tuy nhiên, điều này được quyết định rất nhiều bởi lối sống, nhất là ở những người có thói quen sinh hoạt không tốt.
Sau đây là 4 điểm chung ở những chị em có tuổi thọ ngắn. Nếu bạn nằm trong số này, hãy cố gắng thay đổi để khỏe mạnh và sống lâu hơn trước khi quá muộn:
1. Thường xuyên thức khuya
Dù ở giới tính nào, thức khuya cũng là thói xấu hàng đầu “bòn rút” tuổi thọ nhanh nhất.
Thức khuya, suy nghĩ tiêu cực là những thói quen xấu làm phụ nữ vừa già nhanh vừa có tuổi thọ ngắn (Ảnh minh họa)
Giấc ngủ ban đêm không chỉ là thời gian nghỉ ngơi mà còn diễn ra quá trình sửa chữa, phục hồi các cơ quan khác nhau của cơ thể con người. Nhưng nếu bạn thức khuya, các cơ quan không được sửa chữa sẽ luôn hoạt động và có thể suy sụp bất cứ lúc nào, khiến sức đề kháng của con người suy giảm và mắc nhiều bệnh tật. Các chức năng khác nhau của cơ thể cũng suy yếu dần, con người sẽ già đi rất nhanh và giảm tuổi thọ.
Theo phân tích của hệ thống Northwestern Medicine ở Mỹ và Đại học Surrey ở Anh, “cú đêm” có nguy cơ tử vong sớm hơn 10%. Trong số gần nửa triệu người tham gia phân tích, 4.000 người có nhiều khả năng qua đời trong khoảng thời gian 6.5 năm sau đó. Một phần của vấn đề đến từ việc những người thức khuya cố gắng hòa nhập với nhịp sống của những người ngủ sớm, dậy sớm trong khi thức khuya làm sức khỏe của họ yếu hơn bình thường.
2. Rất dễ tức giận, suy nghĩ tiêu cực
Đây cũng là điểm chung ở những phụ nữ có tuổi thọ ngắn. Nếu một người phụ nữ thường xuyên tức giận, đôi khi chỉ vì một điều rất nhỏ nhặt cũng tỏ ra khó chịu, nhăn nhó thì khó mà trẻ lâu và sống thọ được.
Bởi vì khi tức giận, não sẽ phải chịu rất nhiều áp lực từ lượng huyết dịch ngày càng đổ rất nhiều về đây. Điều này khiến cho lượng huyết dịch trong não tỉ lệ nghịch với lượng oxy cần thiết, gây hại cho não, làm não già đi nhanh hơn và dễ mắc bệnh hơn.
Tức giận cũng khiến cơ thể tiết ra chất cortisol, tích tụ trong một thời gian dài sẽ làm tổn thương hệ miễn dịch. Không chỉ sức đề kháng đối với các loại bệnh tật sẽ giảm đi mà cơ thể sẽ yếu hơn, nhanh già đi trông thấy. Sự tức giận cũng được chứng minh là làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ở gan, thận, trái tim. Chưa kể tới, các cơ quan trong cơ thể trong tình trạng rối loạn khi bị kích thích, rối loạn nội tiết dẫn đến lão hóa nhanh hơn hẳn.
Dễ tức giận không chỉ ảnh hưởng xấu tới ngoại hình mà còn tăng nguy cơ mắc bệnh tật (Ảnh minh họa)
Phụ nữ suy nghĩ tiêu cực cũng dễ tự rút ngắn tuổi thọ của mình. Suy nghĩ tiêu cực thường dẫn tới các bệnh thần kinh như căng thẳng, lo lắng, trầm cảm và rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Những bệnh tâm lý này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và có thể làm giảm tuổi thọ. Đó là kết quả từ nghiên cứu của Đại học Southampton (Anh) trên 500.000 trong nhiều năm về nguy cơ tử vong sớm do trạng thái tinh thần kém.
3. Hệ miễn dịch yếu
Hệ miễn dịch là một hệ thống rộng lớn và phức tạp, trải khắp cơ thể trên hầu hết tất cả các tế bào, các lớp mô hay và các cơ quan. Có thể kể tới như amidan cổ họng, hệ thống tiêu hóa, da, tủy xương, các hạch bạch huyết, lá lách, niêm mạc mỏng bên trong mũi, họng và bộ phận sinh dục…
Vai trò chính của hệ miễn dịch là chống lại các tác nhân gây bệnh và ngăn ngừa các bệnh cũ tái phát. Đặc biệt là các yếu tố gây bệnh đến từ môi trường xung quanh như các loại virus, vi khuẩn, các loại nấm hay ký sinh trùng… Khi cơ thể không có hệ miễn dịch hoặc khả năng miễn dịch suy yếu thì nguy cơ mắc phải rất nhiều căn bệnh nguy hiểm một cách dễ dàng, thậm chí ảnh hưởng tới tính mạng. Nên phụ nữ có hệ miễn dịch yếu có tuổi thọ ngắn hơn cũng là điều dễ hiểu.
Đặc điểm của người có hệ miễn dịch yếu là thường xuyên bị ốm vặt, đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng tái phát như cảm lạnh, cúm hoặc nhiễm trùng nấm men. Cũng hay gặp các vấn đề về tiêu hóa, do lượng vi khuẩn và vi sinh vật có lợi trong đường ruột thấp. Đồng thời dễ bị dị ứng thực phẩm, phát ban và nhiễm trùng da bất thường, vết thương lâu lành, hay mắc các bệnh tự miễn, sức khỏe suy giảm nhanh mỗi khi thay đổi thời tiết, chuyển mùa…
Đáng mừng là cho dù hệ miễn dịch bẩm sinh không tốt như mong muốn thì chị em vẫn có thể cải thiện nhờ thay đổi lối sống và chế độ ăn uống. Ví dụ như chế độ ăn lành mạnh, nghỉ ngơi điều độ, bổ sung các chất tăng cường miễn dịch, tập thể dục thường xuyên, học cách suy nghĩ tích cực…
4. Độ ẩm cao, rất dễ bị lạnh
Theo Y học cổ truyền, ẩm ướt nặng có thể sinh ra đủ thứ bệnh và càng nghiêm trọng hơn ở chị em phụ nữ. Do phụ nữ vốn có thể chất âm dễ kích động ẩm thấp. Một khi độ ẩm tăng cao thì các chất độc trong cơ thể con người cũng tăng theo, quá trình trao đổi chất cũng diễn ra chậm lại, cơ thể nhanh bị lão hóa. Y học hiện đại thì cho rằng độ ẩm cơ thể quá cao rất hại cho lá lách và dạ dày.
Chưa kể, những phụ nữ có độ ẩm cao thường gặp vấn đề với tiêu hóa. Những chị em có tình trạng này cũng thường nhạy cảm hơn khi thay đổi thời tiết, dễ bị rối loạn nội tiết tố và có nguy cơ cao mắc các bệnh phụ khoa. Phụ nữ có độ ẩm nhiều cũng khó giảm cân và thường có hệ miễn dịch yếu hơn. Trong khi cơ thể thừa cân, béo phì làm tăng nguy cơ mắc rất nhiều bệnh tật.
Chịu lạnh kém cũng là một tín hiệu ở phụ nữ có miễn dịch kém, tuổi thọ ngắn (Ảnh minh họa)
Lưỡi có màu trắng, hai bên mép lưỡi lởm chởm, phân dễ dính vào bồn cầu, tâm trạng xuống dốc khó hiểu.. là biểu hiện thường gặp nhất của độ ẩm quá cao. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ẩm ướt như thức khuya lâu ngày, chế độ ăn uống không lành mạnh, áp lực cuộc sống cao…
Ngoài ra, phụ nữ nhạy cảm với nhiệt độ thấp, dễ lạnh hơn người khác cũng được cho là sẽ có tuổi thọ ngắn hơn. Y học cổ truyền gọi tình trạng này là thiếu dương khí, khí huyết không thông. Từ đó dẫn tới rất nhiều bệnh tật, hệ miễn dịch kém, chức năng sinh sản bị ảnh hưởng do lạnh tử cung, dễ bị rối loạn nội tiết tố nữ… Còn Y học hiện đại thường cho rằng đó là do thiếu máu, mắc các bệnh về tim mạch, rối loạn chuyển hóa, bệnh mãn tính nguy hiểm.
Biểu hiện ở phụ nữ dễ bị lạnh ngoài chịu lạnh kém còn dễ bị lạnh tay chân, ngay cả vào mùa hè. Họ cũng thường bị đau bụng khi tới kỳ kinh nguyệt và cảm thấy dễ chịu hơn khi được làm ấm.
Nguồn và ảnh: