Mới đây, bé gái 5 tuổi Huyền Xuân ở Hàng Châu, Chiết Giang (Trung Quốc), đột nhiên cảm thấy đau quanh rốn và bụng dưới bên phải khi đang chơi đùa, bé bắt đầu nôn mửa, kèm theo sốt. Cha mẹ nhanh chóng đưa Huyền Xuân đến bệnh viện khám, siêu âm B cho thấy ruột thừa đã dày lên, kết hợp với kết quả xét nghiệm máu thì được chẩn đoán là viêm ruột thừa.
Sau khi kiểm tra kỹ hơn, bác sĩ đã đưa Huyền Xuân vào phòng mổ và tiến hành phẫu thuật mổ nội soi ruột thừa cho cô bé. Và vào thời điểm ruột thừa được mở ra, tất cả các bác sĩ và y tá trong phòng mổ đều bị sốc, hàng trăm dải giun mỏng màu trắng tràn ra khỏi khoang ruột thừa, một số khác thì nằm ở manh tràng. Bác sĩ nhanh chóng dùng điện phẫu để xử lý, loại bỏ vật ký sinh.
Bác sĩ tiến hành mổ nội soi ruột thừa cho bệnh nhi (Ảnh: QQ)
Qua trò chuyện, bác sĩ được biết Huyền Xuân có tật xấu là cắn móng tay, vội vàng bỏ hoa quả vào miệng mà không rửa sạch… Đây có thể là nguyên nhân gây ra bệnh ký sinh trùng đường ruột của bệnh nhi.
Sau khi được điều trị, Huyền Xuân phục hồi tốt, không còn tìm thấy ký sinh trùng và trứng trong phân.
3 dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn có ký sinh trùng
1. Ngứa vùng hậu môn về đêm, ngủ không yên
Đường lây truyền chủ yếu của giun kim là trực tiếp qua hậu môn, tay hoặc miệng, sau khi nhiễm giun kim, giun kim trong cơ thể sẽ đẻ trứng gần hậu môn vào ban đêm, gây kích ứng và ngứa ngáy hậu môn, bệnh nhân thường có biểu hiện khó chịu, mất ngủ và chán ăn.
2. Ăn nhiều nhưng không tăng cân
Ký sinh trùng hấp thụ chất dinh dưỡng trong ruột khiến bạn ăn nhiều hơn nhưng không tăng cân.
Đối với một số trẻ bị nhiễm ký sinh trùng, hiện tượng nổi mề đay và chàm trên da không rõ nguyên nhân có thể xuất hiện, có đốm trắng trên mặt và cổ, đốm đen ở lòng trắng mắt, tiêu chảy, hội chứng pica... cũng là triệu chứng cần được quan tâm.
Ảnh minh họa: Depositphoto
3. Đau vùng rốn
Ký sinh trùng kích thích tình trạng viêm ruột, thường gây đau bụng. Khi có quá nhiều ký sinh trùng cũng có thể gây tắc ruột.
Ngoài ra, nó còn có thể gây ra các triệu chứng như chán ăn, buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy và thậm chí gây viêm ruột thừa. Nhiễm trùng lặp đi lặp lại lâu dài thậm chí có thể gây suy dinh dưỡng và rối loạn chuyển hóa.
4 thói quen tốt để ngăn ngừa ký sinh trùng
- Hâm nóng kỹ thức ăn
Hầu hết các ký sinh trùng không chịu được nhiệt độ cao. Nấu ở nhiệt độ cao cho đến khi chín hoàn toàn có thể ngăn ngừa nhiễm ký sinh trùng một cách hiệu quả. Khi ăn thức ăn sống từ cá, mù tạt, hành, tỏi, rượu... không thể tiêu diệt được ký sinh trùng.
Nên nấu chín thức ăn để tránh nhiễm ký sinh trùng (Ảnh: Health)
- Không uống nước thô hoặc nước bẩn, chẳng hạn như nước máy, nước sông, nước giếng...
- Nên để riêng nguyên liệu sống và chín
Thực phẩm sống và chín phải được để riêng dù được bảo quản hay cắt nhỏ để tránh lây nhiễm chéo. Ví dụ, dao, thớt, bát, đĩa dùng cho đồ sống với đồ chín phải được sử dụng riêng và không được trộn lẫn. Dụng cụ bảo quản thực phẩm tươi sống phải được làm sạch và khử trùng trước khi sử dụng.
- Chú ý vệ sinh cá nhân và vệ sinh thú cưng
Tay - miệng là một trong những con đường lây nhiễm của ký sinh trùng, vì vậy, cần đảm bảo vệ sinh cá nhân hàng ngày để ngăn ngừa lây nhiễm.
Nếu nuôi thú cưng, bạn cần đưa chó mèo đến trạm phòng chống dịch để xét nghiệm thường xuyên. Kiểm tra miễn dịch hoặc tiêm phòng thường xuyên cho vật nuôi có thể làm giảm hoặc tránh sự sinh sản của ký sinh trùng bên trong và bên ngoài vật nuôi. Tắm cho thú cưng của bạn thường xuyên, đặc biệt là bàn chân, mắt và tai của nó. Cố gắng không để thú cưng sống trong phòng ngủ của con người hoặc ngủ trên giường của con người.
Nguồn: QQ, Healthline