Những thực phẩm cần ăn nhiều khi mắc bệnh trĩ

50% người trên 50 tuổi mắc bệnh trĩ. Nếu bệnh ở mức độ nhẹ thì có thể tự khỏi nhưng nếu không có chế độ dinh dưỡng hợp lý thì bệnh có thể trở lên trầm trọng hơn dẫn đến phải phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ.

  

Bệnh trĩ nguy hiểm

GS Nguyễn Khánh Trạch – Chủ tịch hội nội khoa, Bệnh viện Đa khoa An Việt, cho biết số lượng người bị bệnh trĩ đến khám và điều trị theo xu hướng tăng. BS Trạch chia sẻ người xưa đã nói “thập nhân cửu trĩ” tức 10 người thì có 9 người bị trĩ. Tại việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh trĩ hiện nay lên tới 35-50%. Một nghiên cứu mới đây ở các tỉnh phía Bắc, có tới 55% dân số mắc trĩ. Trong đó, dân văn phòng là đối tượng hay bị bệnh trĩ tấn công nhất.

Chị Nguyễn Thu Hà, trú tại Phủ Lý, Hà Nam chia sẻ, ban đầu chị chỉ bị táo bón và đi ngoài ra ít máu tươi. Đi khám bác sĩ bảo chị bị trĩ nội độ 1 và cho thuốc về nhà uống.

Về nhà, chị đã điều chỉnh chế độ ăn uống. Tuy nhiên, thời gian gần đây, chị thấy  bệnh nặng hơn, búi trĩ lòi cả ra ngoài, gây đau đớn, khổ sở. Khổ nhất là cả khi ăn, ngủ và ngồi làm việc luôn cảm thấy đau khiến chị trở nên hay cáu bẳn, mệt mỏi. Chị đi khám được chẩn đoán sa búi trĩ và cần tiếp tục điều trị nếu một thời gian không hiệu quả sẽ phải phẫu thuật cắt trĩ.

Chị Hà kể nghe tới phẫu thuật trĩ chị đã vô cùng lo lắng và sợ hãi vì người quen của chị phẫu thuật đau đớn nhưng bệnh vẫn tái phát.

Những thực phẩm cần ăn nhiều khi mắc bệnh trĩ - 1

GS Nguyễn Khánh Trạch. 

GS Trạch cho biết nhiều người bị trĩ thường chủ quan chữa sai cách dẫn đến biến chứng.

Triệu chứng của bệnh trĩ ban đầu bị chảy máu khi đi đại tiện. Muộn hơn nữa cứ mỗi lần đi đại tiện, máu chảy ra thành cục. Hiện tượng sa búi trĩ thường xảy ra sau đó. Ngoài 2 triệu chứng chính trên, bệnh nhân có thể có kèm theo các triệu chứng khác như đau khi đi cầu, ngứa quanh lỗ hậu môn gây khó chịu. Bệnh trĩ không khó chữa, nhưng rất nhiều người chữa không khỏi, do điều trị không dứt điểm hoặc phương pháp điều trị chưa hợp lý.

Bị trĩ nên ăn gì?

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Nhung, khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Thủ Đức, TP.HCM, bệnh trĩ có 2 loại: trĩ nội và trĩ ngoại. Bệnh gặp ở cả nam và nữ, khoảng 50% người trên 50 tuổi mắc bệnh trĩ.

Theo bác sĩ Nhung những người có nguy cơ bị bệnh trĩ đó là phụ nữ mang thai, người trên 50 tuổi, dùng sức nhiều khi đại tiện, ngồi trong nhà vệ sinh quá lâu, táo bón mạn tính, tiêu chảy mạn tính, công việc khiêng nhấc vật nặng, đứng hoặc ngồi quá lâu, ăn thức ăn ít chất xơ

Khi bị bệnh trĩ, bác sĩ Nhung khuyến cáo người bệnh nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ. Những thực phẩm này làm cho mềm phân và dễ đi đại tiện hơn, giúp ích cho việc điều trị và ngăn ngừa bệnh trĩ.

Uống nước, nước ép trái cây rau củ và canh súp, như một chất xúc tác giúp chất xơ hoạt động tốt hơn trong đường ruột. Lượng nước mỗi ngày bạn nên uống từ 1,5-2 lít, uống nhiều hơn khi vận động nhiều. Uống 1 cốc nước ấm mỗi buổi sáng khi thức dậy giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Lượng chất xơ khuyến nghị ăn vào 14gram/1000 calo tiêu thụ. Ví dụ: đối với chế độ ăn 2000 calo , khuyến nghị lượng chất xơ là 28gram mỗi ngày. Thực phẩm giày chất xơ như các loại đậu, yến mạch, lúa mạch, trái cây, quả bơ.

Có nhiều loại rau quả nhuận tràng tốt như rau lang, rau mồng tơi, rau đay, rau diếp cá, rau dền, đậu bắp, mướp hương, bí đỏ, cà tím, khoai lang... nên dùng nấu canh ăn thường xuyên rất tốt cho người bệnh trĩ.

Các loại trái cây như chuối, thanh long, đu đủ, bơ, dâu tây, quả sung, bưởi ... cũng rất tốt cho người bệnh trĩ.

Những người bị bệnh trĩ nên cố gắng không ăn quá nhiều thức ăn có ít hoặc không có chất xơ như phô mai, khoai tây chiên, thức ăn nhanh, kem, thịt, thức ăn chế biến sẵn như thực phẩm đông lạnh và đồ ăn nhẹ, thực phẩm chế biến như xúc xích và thức ăn rã đông, các gia vị cay nóng, rượu bia .

Một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp bạn phòng ngừa, đẩy lùi và hạn chế những triệu chứng của bệnh trĩ.