Những thực phẩm giúp giải rượu bia
Trà xanh
Trà xanh từ lâu đã trở thành thức uống quen thuộc của người Việt. Nhưng ít ai biết rằng trà xanh có thể giải rượu hiệu quả nhờ thành phần có chứa chất axit tanic giúp loại bỏ lượng cồn hấp thụ vào trong cơ thể. Cho người say uống trà xanh sẽ giúp họ lấy lại sự tỉnh táo.
Chanh
Chanh có nhiều axit, vị chua tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, sát trùng, giải độc khá tốt. Sau khi uống rượu bia, uống một cốc nước chanh ấm sẽ rất hữu hiệu trong việc giải rượu.
Chuối
Ăn 1-3 trái chuối sẽ giúp làm giảm cảm giác hồi hộp, đau tức ngực sau khi uống rượu. Vì chuối có thể làm tăng lượng đường đồng thời làm giảm tỷ lệ cồn trong máu. Mặt khác, nó cũng có thể loại bỏ các cơn đánh trống ngực, đau thắt ngực, và các triệu chứng khác.
Trà gừng
Nếu như không dùng gừng trực tiếp, bạn có thể sử dụng trà gừng. Trà gừng sẽ làm dịu dạ dày, chất chống co thắt, làm thư giãn hệ tiêu hóa, giảm thiểu đầy hơi và chống lại sự buồn nôn, đồng thời giúp bổ sung vitamin B và giảm tác dụng bất lợi của rượu trên niêm mạc ruột.
Nước đậu đen
Khi quá say hoặc bị ngộ độc rượu chúng ta có thể uống nước sắc đậu đen để giải say. Ninh đậu đen cho nhừ rồi uống liên tục từng chén một sẽ có tác dụng giải ngộ độc rượu.
Bạch quả
Bạch quả chứa một loại enzyme có tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi chất nên nó cũng sẽ giúp cơ thể bạn loại thải chất cồn trong cơ thể nhanh hơn bình thường.
Cải thảo
Cải thảo có chứa nhiều nước, vitamin và chất xơ, giúp bổ sung nước cho người uống rượu bia, để gan hoạt động tốt hơn và nhanh chóng giảm bớt cảm giác say.
Cách làm: Cải thảo rửa sạch, thái nhỏ, thêm chút giấm, đường, trộn đều như muối gỏi, đợi 10 phút là ăn được. Món salad cải thảo kiểu này có vị chua ngọt, giúp giải rượu rất nhanh.
Đậu xanh
Đậu xanh được biết đến với tính mát, giúp thanh nhiệt giải độc rất tốt nên khi ứng dụng trong giải rượu nó cũng rất hiệu quả. Bạn có thể dùng đậu xanh nấu cháo uống hoặc hòa nước đậu xanh chín thậm chí là xay sống lấy nước uống đều được. Nếu nấu được thành cháo là tốt nhất bởi cháo nóng giúp toát mồ hôi, giải bớt hơi rượu, còn giúp hỗ trợ tiêu hóa, giảm tình trạng mệt mỏi, khó chịu sau khi say.
Lòng trắng trứng gà
Khi bị say rượu, có thể ăn 2 lòng trắng trứng gà còn tươi. Chất cồn còn chưa bị hấp thụ trong dạ dày khi gặp protein trong lòng trắng trứng sẽ bị kết tủa. Điều này không chỉ giảm bớt lượng rượu được hấp thu mà còn tránh hiện tượng bỏng niêm mạc dạ dày do rượu.
Mật ong
Khi bị say rượu, cơ thể bạn sẽ cảm thấy nôn nao, khó chịu, gây độc hại cho cơ thể. Uống mật ong có tác dụng làm giảm cảm giác buồn nôn vì mật ong cung cấp natri và kali để cơ thể giải rượu tốt hơn. Ngoài ra mật ong cung cấp fructose giúp gan dễ dàng chuyển hóa rượu, hỗ trợ chức năng gan cực kì tốt do đó giúp bạn giải rượu nhanh hơn.
Bột sắn dây
Sắn dây có vị ngọt, tính bình, hỗ trợ tốt cho chức năng của các cơ quan nội tạng, đặc biệt là gan, thận, bàng quang. Vì thế bột sắn dây cũng là một thức uống giải rượu được nhiều người yêu thích và sử dụng thường xuyên. Cách pha chế rất đơn giản, chỉ cần cho 2 thìa bột sắn dây cùng 1 thìa đường vào cốc nước nguội, khuấy đều cho tan là có thể uống được ngay. Nếu có chanh có thể cho thêm nửa quả chanh, axit trong chanh giúp tăng tác dụng giải rượu bia của bột sắn dây hơn.
Tác hại của rượu bia gây ra cho người dùng
Gây hại đối với dạ dày, gan.
Ngộ độc rượu: Thường xảy ra khi bạn uống quá nhiều rượu bia trong khoảng thời gian ngắn và bộc phát chậm nhất là sau 24 giờ. Biểu hiện thường có: Hôn mê, bất tỉnh, co giật, thở khò khè, nhịp thở không đều, thở chậm hoặc nhanh, da môi tím tái, tê yếu chân tay hoặc một bên mặt, mệt, nôn nhiều.
Ảnh hưởng đến tim mạch: Nhồi máu cơ tim, đột quỵ...
Kích động mất tự chủ: Lượng cồn trong rượu nếu nạp quá nhiều sẽ gây nên những rối loạn trầm trọng đến não và làm não không kiểm soát được, gây nên tình trạng đi đứng loạng choạng, phản ứng chậm, nặng hơn có thể dễ bị kích động dẫn đến đánh nhau, lái xe quá tốc độ gây tại nạn...
Mất trí nhớ tạm thời: Bạn có thể vẫn nói chuyện, cười đùa một cách bình thường nhưng tại thời điểm đó não bộ của bạn lại không tạo ký ức để lưu lại. Nếu kéo dài sẽ gây yếu thần kinh, tạo thành thói quen hay quên ngay cả trong cuộc sống hằng ngày, lâu ngày dẫn đến giảm trí nhớ.