Theo BS Bệnh viện K, số liệu ghi nhận ung thư (GLOBOCAN), năm 2022, tại Việt Nam có tới 16.277 ca mới mắc ung thư dạ dày. Đây là con số đáng báo động, khiến cho bệnh lý này nằm trong nhóm 5 bệnh ung thư thường gặp nhất. Bởi vậy, việc phát hiện và điều trị sớm ung thư dạ dày có ý nghĩa rất lớn.
Thông qua các triệu chứng thường gặp, chúng ta có thể chủ động hơn trong việc kiểm soát, điều trị ung thư dạ dày hiệu quả.
Ung thư dạ dày là hiện tượng các tế bào cấu trúc bình thường của dạ dày trở nên bất thường đột biến và tăng sinh một cách không kiểm soát, xâm lấn các mô ở gần (xâm lấn cục bộ) hay ở xa (di căn) qua hệ thống bạch huyết. Ung thư dạ dày nếu được phát hiện sớm thì việc điều trị sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Có đến 7 triệu chứng “nhắc nhở” bạn có thể đang ở giai đoạn đầu của ung thư dạ dày:
- Đau bụng
- Ợ hơi ợ chua, ợ nóng và cảm thấy đầy bụng sau mỗi bữa ăn
- Đại tiện bất thường
- Chán ăn, ăn không ngon miệng
- Cân nặng giảm đột ngột
- Cơ thể mệt mỏi, suy nhược
- Nôn ra máu
Ung thư dạ dày được chẩn đoán bằng những phương pháp nào?
Có thể nói, nếu được phát hiện và điều trị sớm, đúng cách, ung thư dạ dày có thể được chữa khỏi.
Hiện tại, các bệnh viện đang chẩn đoán ung thư dạ dày theo những phương pháp sau: Nội soi dạ dày, sinh thiết, chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm máu.
Với những trường hợp ung thư dạ dày giai đoạn cuối, biểu hiện bệnh tương tự với giai đoạn này nhưng sẽ rõ rệt và nghiêm trọng hơn, tần suất xuất hiện nhiều hơn. Do đó, chúng ta cần chú ý đến những triệu chứng bất thường, cảnh báo nguy cơ ung thư dạ dày và không được chủ quan đối với việc tầm soát, thăm khám định kỳ.