Phụ huynh e ngại tiêm vắc-xin COVID-19 cho trẻ có nguy cơ gây vô sinh: Giám đốc BV Nhi TƯ nói gì?

Những dữ liệu ban đầu về vắc-xin COVID-19, chưa thấy có ảnh ưởng đến sức khỏe lâu dài, sức khỏe sinh sản.

Số ca mắc COVID-19 trong nước từ 27/04/2021

Xem thêm số liệu dịch COVID-19 >
Nguồn: Bộ Y tế - Cập nhật lúc 16:45 03/11/2021
STT Tỉnh thành Ca nhiễm mới
hôm qua
Tổng Ca
nhiễm
Ca tử
vong
Ca tử vong
công bố hôm qua
TỔNG +5.613 927.494 22.170 74
1 Đồng Nai +858 67.241 583 4
2 Hà Nội +56 4.748 59 0
3 Bình Dương +780 234.573 2.453 19
4 TP.HCM +682 433.751 16.608 31
5 Kiên Giang +421 9.871 88 4
6 Bạc Liêu +316 3.865 34 0
7 An Giang +314 11.401 142 6
8 Tiền Giang +202 17.009 417 2
9 Sóc Trăng +165 5.383 52 0
10 Bình Thuận +164 5.604 68 0
11 Cần Thơ +146 7.384 130 2
12 Tây Ninh +131 11.179 161 1
13 Long An +116 34.990 497 3
14 Bắc Ninh +115 2.219 14 0
15 Hà Giang +93 984 0 0
16 Đồng Tháp +91 9.941 266 0
17 Ninh Thuận +89 1.589 31 0
18 Đắk Lắk +80 4.318 17 1
19 Gia Lai +74 1.793 5 0
20 Trà Vinh +67 2.959 19 0
21 Bà Rịa - Vũng Tàu +67 4.868 51 0
22 Cà Mau +62 1.930 14 0
23 Phú Thọ +59 846 0 0
24 Vĩnh Long +50 2.764 60 0
25 Bến Tre +47 2.488 71 0
26 Hậu Giang +46 1.455 2 0
27 Thanh Hóa +45 1.078 6 0
28 Bình Định +40 1.718 16 0
29 Nghệ An +36 2.476 18 0
30 Khánh Hòa +26 9.041 102 1
31 Hà Nam +21 1.073 0 0
32 Lâm Đồng +20 564 2 0
33 Bắc Giang +17 5.936 14 0
34 Bình Phước +13 1.819 12 0
35 Quảng Nam +11 1.280 5 0
36 Đắk Nông +11 927 7 0
37 Kon Tum +10 277 0 0
38 Thừa Thiên Huế +10 1.179 11 0
39 Quảng Ngãi +9 1.624 7 0
40 Thái Nguyên +8 30 0 0
41 Nam Định +7 327 1 0
42 Quảng Bình +7 1.963 6 0
43 Đà Nẵng +7 4.978 74 0
44 Hải Phòng +4 46 0 0
45 Hải Dương +4 205 1 0
46 Quảng Ninh +3 36 0 0
47 Vĩnh Phúc +3 273 3 0
48 Hưng Yên +2 318 1 0
49 Tuyên Quang +2 21 0 0
50 Sơn La +2 293 0 0
51 Hà Tĩnh +2 525 5 0
52 Lào Cai +1 142 0 0
53 Điện Biên +1 67 0 0
54 Bắc Kạn 0 6 0 0
55 Ninh Bình 0 104 0 0
56 Yên Bái 0 15 0 0
57 Lạng Sơn 0 222 1 0
58 Phú Yên 0 3.150 34 0
59 Quảng Trị 0 481 2 0
60 Thái Bình 0 112 0 0
61 Hòa Bình 0 19 0 0
62 Lai Châu 0 16 0 0

Tình hình tiêm chủng vaccine ở Việt Nam

Xem thêm số liệu vaccine COVID-19 >
Nguồn: Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 - Cập nhật lúc 00:00 02/11/2021

Số mũi đã tiêm toàn quốc

84.215.474

Số mũi tiêm hôm qua

961.071


Trước lo ngại của một số phụ huynh về việc tiêm vắc-xin COVID-19 có nguy cơ gây vô sinh khiến họ lo lắng có nên quyết định cho con tiêm hay không. PGS.TS Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương đã lên tiếng tại buổi giao lưu trực tuyến ngày 1/11.

Tiêm vắc-xin phòng COVID-19 cho trẻ em. (Ảnh minh họa). 

Theo Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, virus gây bệnh COVID-19 xuất hiện 2 năm, vắc-xin COVID-19 cũng mới được tiêm hơn 1 năm. Trên thế giới, vắc-xin trên trẻ em cũng chỉ triển khai tiêm bắt đầu mùa hè.

“Những dữ liệu ban đầu chưa thấy có ảnh ưởng đến sức khỏe lâu dài, sức khỏe sinh sản. Các kết quả này là tương tự với vắc-xin Pfizer”, PGS.TS Trần Minh Điển nhấn mạnh.

Trên thế giới có nhiều nước chỉ định Pfizer tiêm cho trẻ em, đặc biệt nghiên cứu tại Mỹ, đều chỉ ra vắc-xin có độ an toàn và tính sinh miễn dịch tốt cho trẻ. Nếu có mắc bệnh thì giảm tỷ lệ tử vong, đặc biệt là trẻ bệnh nền, các con số thống kê rất có ý nghĩa.

Vắc-xin được đưa ra trên thị trường đều trải qua các giai đoạn nghiên cứu đầy đủ. Chính phủ và Bộ Y tế đang phân bổ vắc-xin đến các tỉnh thành.

Theo PGS.TS Trần Minh Điển, thời gian qua cả nước đã tiêm vắc-xin nguồn khá phong phú kể cả Vero cell hay vắc-xin mRn. Với vắc-xin Pfizer, phản ứng phụ phổ biến là đau tại vị trí tiêm, đau người, ớn lạnh hoặc sốt kèm theo. Dữ liệu về phản ứng nặng hơn như phản vệ có ghi nhận song rất ít.

Giải đáp việc tiêm vắc-xin COVID-19 ở trẻ em có điều gì khác biệt so với người lớn mà không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới đều đang rất thận trọng trong vấn đề này, PGS.TS Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương nhấn mạnh tầm quan trọng cần tiêm vắc-xin COVID-19 cho trẻ em.

“Với trẻ em thì khi các cháu không may mắc bệnh, triệu chứng sẽ nhẹ hơn so với người lớn. Tuy nhiên, vẫn cần tiêm vắc-xin cho trẻ em, đặc biệt là nhóm trẻ em dưới dưới 18 tuổi và những trẻ em bị mắc bệnh nền.

Tổ chức Y tế thế giới cũng khuyến cáo nên tiêm cho trẻ em dưới 18 tuổi và nhóm trẻ em mắc bệnh nền. Khi tiêm vắc-xin cho trẻ, sẽ giúp trẻ giảm nguy cơ bị mắc bệnh và điều quan trọng hơn là không trở thành nguồn lây cho các thành viên trong gia đình.

Còn đối với những khác biệt so với khi tiêm vắc-xin ở người lớn, thì đối với trẻ em dưới 18 tuổi, cần có sự đồng thuận của các cha mẹ.

Về vấn đề sàng lọc, có một số nét riêng mà Bộ Y tế đã cho ra bộ sàng lọc với vắc-xin dành cho trẻ em. Vấn đề nữa là khi sau tiêm, các cháu vẫn còn chưa ý thức và tự nhận định các triệu chứng chưa đầy đủ nên rất cần sự giám hộ của gia đình cho các cháu trong 3-5 ngày đầu là rất quan trọng”, PGS.TS Trần Minh Điển nhấn mạnh.