Veneer sứ là gì?
Veneer sứ còn được gọi là laminate sứ (hay mặt dán sứ) là kỹ thuật cải thiện thẩm mỹ bề mặt răng bằng cách dán mặt răng sứ.
Khác với phương pháp bọc răng sứ thông thường, với dán sứ veneer, bạn hầu như không mài răng mà chỉ cần làm nhám bề mặt với độ mỏng khoảng 0,5mm để miếng dán được cố định tốt hơn. Do mài răng rất ít, mặt dán sứ siêu mỏng với độ dày tương đương với một miếng kính áp tròng nên phương pháp dán răng sứ veneer giúp làm dài và đều thân răng, đem lại hàm răng trắng bóng rất tự nhiên.
Với khả năng mang lại màu sắc trắng sáng nhưng rất tự nhiên như răng thật, đồng thời không bị biến đổi màu sắc theo thời gian như mặt dán composite, veneer sứ sẽ mang lại cho bạn một nụ cười đẹp và khỏe mạnh.
Dán răng sứ veneer bền chắc với thời gian, ít thay đổi màu sắc trong quá trình sử dụng và có tuổi thọ lên tới 15 - 20 năm tùy thuộc vào trình độ bác sĩ và vật liệu sứ mà bạn lựa chọn. "Nếu làm răng sứ đúng kỹ thuật với chất liệu sứ tốt, răng của chúng ta thậm chí còn tốt hơn răng thật", ThS. BS Trần Hưng với hơn 15 năm kinh nghiệm Phục hình - Thẩm mỹ Răng sứ tại Nha khoa Quốc tế DND chia sẻ.
Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là giá thành cao và không phải hàm răng nào cũng phù hợp để thực hiện (sai lệch khớp cắn, răng nhiễm màu nặng).
Veneer sứ có thể khắc phục những vấn đề nào của răng?
Veneer thường được sử dụng để khắc phục các khuyết điểm của hàm răng như:
- Răng ố, xỉn màu do nhiều lý do.
- Răng mòn mẻ.
- Răng rạn nứt hoặc gãy vỡ một phần.
- Răng mọc lệch lạc, khấp khểnh nhẹ hoặc hình thể không đẹp.
- Răng thưa.
Quy trình dán sứ veneer
Để dán sứ veneer, bạn cần đến gặp bác sĩ nha khoa 2-3 lần. Đầu tiên, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn có nên dán sứ veneer hay không và nên làm những răng nào. Sau khi bạn quyết định dán sứ veneer, bác sĩ sẽ lấy dấu răng của bạn để làm miếng dán sứ veneer. Ở lần thứ 2 đến gặp nha sĩ, bạn sẽ được dán sứ veneer.
Nếu bạn vẫn chưa tưởng tượng được toàn bộ quy trình dán sứ veneer thì đây là các bước cụ thể của nó:
1. Thăm khám và tư vấn: Bác sĩ sẽ tiến hành chụp X-quang, kiểm tra tình trạng răng toàn diện để xác định bạn có phù hợp để dán sứ veneer hay không. Sau đó, nếu phù hợp, bạn sẽ cùng bác sĩ lựa chọn hình dáng và màu sắc răng sao cho tự nhiên và phù hợp nhất với mong muốn của mình.
2. Vệ sinh răng miệng và tiến hành gây tê: Giúp toàn bộ quá trình thực hiện dán sứ được đảm bảo vô khuẩn và diễn ra nhẹ nhàng.
3. Làm nhám bề mặt răng: Với phương pháp dán sứ, bạn sẽ không cần mài nhỏ răng thật, thay vào đó bác sĩ chỉ cần làm nhám bề mặt răng để giúp cố định miếng dán sứ veneer.
4. Lấy dấu răng: Bác sĩ tiến hành lấy dấu răng thật của bạn để chuyển dữ liệu tới bộ phận labo chế tác mặt dán sứ veneer.
5. Thiết kế răng sứ: Mặt dán sứ veneer siêu mỏng đòi hỏi bước thiết kế răng đảm bảo tính chính xác rất cao, với độ sát khít hoàn hảo, giữ được độ trong, độ bóng cho mặt dán sứ.
6. Hoàn thiện dán sứ veneer: Bác sĩ tiến hành lắp cố định mặt dán sứ và hoàn tất phục hình.
Veneer có thể rơi ra hay sinh phản ứng phụ không?
Mặt dán sứ veneer thường được gắn cố định rất chắc chắn trên răng thật nên bạn gần như không phải lo lắng đến việc chúng có thể bị rơi ra. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nếu miếng sứ veneer được kết dính không đúng cách hoặc sử dụng veneer kém chất lượng thì điều này hoàn toàn có thể xảy ra. Thêm vào đó, veneer không được đảm bảo về chất lượng cũng như quy trình thực hiện có thể dẫn đến một số tác hại như: làm lệch khớp cắn, tổn thương tủy răng và gây hôi miệng.
Do đó, việc lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín, chất lượng để có được hàm răng đều, đẹp, bền chắc là rất quan trọng.
Nếu veneer được đảm bảo chất lượng và quy trình thực hiện thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi dán sứ veneer bởi phương pháp này rất an toàn và gần như không có phản ứng phụ. Dù vậy, veneer cũng giống như răng tự nhiên của bạn vậy, điều quan trọng là bạn phải biết cách chăm sóc, bảo vệ nó để tránh làm tổn thương mặt dán sứ veneer. Hãy thận trọng khi cắn những thức ăn quá dai hoặc cứng và nhớ chú ý vệ sinh răng miệng của mình nhé.
Ngoài ra, một số người lo ngại về việc mài răng để dán sứ veneer liệu có ảnh hưởng gì hay không? Thực tế, mài răng là một kỹ thuật trong nha khoa để điều chỉnh độ dài cũng như tác động bào mòn bớt bề mặt của răng theo một tỷ lệ nhất định để phù hợp với việc chỉnh sửa điều trị răng.
Mài răng đúng kỹ thuật sẽ không làm ảnh hưởng đến răng thật, giúp đảm bảo độ bền răng sứ theo thời gian. Khi mài răng, bác sĩ cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các yếu tố sau đây:
- Mài không được vượt quá tỷ lệ chuẩn 2mm.
- Không xâm lấn tới tủy răng.
- Mài răng nhẵn để đảm bảo chụp mão sứ lên khít sát với cùi răng.
Chỉ khi thực hiện mài quá nhiều mới gây ảnh hưởng đến ngà răng, hỏng tủy răng, tác động không tốt đến chân răng, gây viêm lợi và một số tình trạng đau nhức ê buốt về sau.
Mẹo chăm sóc sau khi dán sứ veneer
Để hạn chế tình trạng răng sứ bị đổi màu hay gây ra một số rắc rối không mong muốn, bạn nên:
- Thăm khám răng miệng định kỳ từ 3 - 6 tháng/lần.
- Chăm sóc, vệ sinh răng miệng thường xuyên, tối đa 2 lần/ngày.
- Dùng nước súc miệng, chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa trên bề mặt và kẽ răng.
- Không hút thuốc lá, tránh uống nước màu sẫm, phân chia lực cắn vào cả 2 hàm, hạn chế ăn đồ cứng, ngọt, dai, không dùng răng xé bao bì, mở nắp chai…
Nha khoa Quốc tế DND - DND Dental Clinic
Địa chỉ: 157 Bùi Thị Xuân - Hai Bà Trưng - TP. Hà Nội
Hotline: 0832.124.124 / 0243.572.7722
Website: nhakhoadnd.com