Cấp cứu vì ăn ba ba và uống coca
Anh P.H.B 34 tuổi, sống tại TP. Hồ Chí Minh, không thể nào quên được ca cấp cứu của mình sau khi ăn nhậu cùng bàn bè ngoài Hà Nội. Anh B., cho biết trước đây đã từng ăn nhiều món từ thịt ba ba nhưng không bị dị ứng, nên lần này bạn bè rủ ăn anh đồng ý luôn.
Sau khi ăn ba ba và uống coca được khoảng 30 phút thì anh thấy xuất hiện mẩn đỏ toàn thân, ngứa nhiều. Ngay sau đó, mắt sung huyết, đỏ 2 bên và đau bụng quanh rốn dữ dội. Những người ngồi cùng bàn không ai có biểu hiện gì, còn anh buồn nôn, nôn ra dịch dạ dày lẫn thức ăn nhiều lần, có cảm giác tức ngực, khó thở và sẩn ngứa trên da. Ngay lập tức bạn bè đưa anh vào Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cấp cứu.
Ra Hà Nội chơi, quý ông Sài Gòn suýt chết vì dị ứng ba ba/p>
Tại đây, anh được PGS.TS Nguyễn Văn Đoàn - Nguyên Giám đốc Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai chẩn đoán theo dõi sốc phản vệ độ II do thức ăn và nhanh chóng được xử trí cấp cứu. Đồng thời anh B., được thực hiện các xét nghiệm liên quan và thăm dò chức năng để phát hiện thêm các bất thường khác. Sau khi được xử trí cấp cứu, anh B,. đã dần trở lại trạng thái bình thường, bớt ngứa, giảm mần đỏ và không còn nôn, khó thở nữa. May mắn cho anh B., đã được đưa đi cấp cứu kịp thời và đã qua khỏi cơn nguy kịch. Được biết, nhiều trường hợp phản vệ do dị ứng thức ăn có thể gây tử vong.
Vì sao ba ba dễ ngộ độc
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Đoàn, thịt ba ba cũng như các thực phẩm khác đều có thể gây dị ứng. Đối với thức ăn có nguồn gốc động vật, nguy cơ gây dị ứng cao hơn thức ăn có nguồn gốc thực vật. Đặc biệt đối với sữa bò, trứng gà, tôm, cua, ốc… có khả năng gây sốc phản vệ cao vì chúng là những dị nguyên mạnh nhất là ở người có cơ địa dị ứng.
PGS Đoàn nhấn mạnh, những cơ địa dị ứng thức ăn cần đặc biệt chú ý đến tình trạng phản vệ vì đây là tình trạng nghiêm trọng nhất, dễ dẫn đến tử vong nếu không có đội ngũ thầy thuốc xử trí cấp cứu tinh thông.
Theo các chuyên gia y tế, thịt ba ba giàu chất dinh dưỡng, nhưng thịt không còn tươi có thể là “liều thuốc độc” cho cơ thể. Nhiều người mắc dị ứng ba ba có thể do cơ địa dị ứng, mẫn cảm với một số thành phần trong thịt ba ba. Hoặc thịt ba ba chết, chất đạm sẽ phân hủy, các acid amin chuyển hóa thành chất gây ngộ độc và có thể gây dị ứng cho người ăn.
Đa số người ngộ độc, dị ứng do ăn phải các loại thịt ba ba chết, thịt ba ba không đảm bảo dẫn đến nguy cơ gây độc và dị ứng cho cơ thể người. Thông thường khi ba ba còn sống, cơ thể chúng sẽ tự đào thải độc tố ở trong ruột ra ngoài, trong khi ba ba chết, hoạt động loại thải độc tố bị ngưng trệ, dẫn đến tình trạng ăn phải thịt ba ba độc. Bên cạnh đó, khi ba ba chết, các thành phần đạm, acid amin trong thịt ba ba sẽ chuyển hóa thành chất amin, gây độc cho con người khi ăn vào.
Trong 100g thịt ba ba có khoảng 16,5g protid; 1,6g carbonhydrat; 1g lipid; 107 mg calci; 1,4mg sắt; 3,7 mg acid cotinic, vitamin B1, B2, vitamin A và nhiều chất dinh dưỡng khác. Vì thế, ăn thịt ba ba rất tốt cho sức khỏe.
Mỗi bộ phận trên ba ba lại có công dụng khác nhau. Mai ba ba dùng cho người gầy, lao lực quá độ, nhức xương,… Thịt ba ba là loại thực phẩm ngon và bổ, ai ăn được nhiều có tác dụng chữa bệnh lao phổi, khí hư, ốm yếu. Tuy nhiên, đối với những người có cơ địa dị ứng không nên ăn thịt ba ba, bởi có thể gây ngộ độc như trường hợp của anh B., ở trên.