Rapper Từ Chân Chân bị bỏng 40% da trên cơ thể vì không tắt nến thơm khi đi ngủ: Bác sĩ chỉ cách xử lý vết bỏng hiệu quả và an toàn nhất

Nam ca sĩ Từ Chân Chân (Trung Quốc) tiết lộ trên Weibo hôm 21/6 rằng anh đã thắp nến thơm ở nhà và đi ngủ trước khi thổi tắt chúng. Cuối cùng, một ngọn lửa đã thiêu rụi toàn bộ ngôi nhà, khiến 40% cơ thể của anh bị bỏng nặng.

Theo nội dung bài đăng tải của Từ Chân Chân trên Weibo, anh đã thắp nến thơm ở nhà vào sáng thứ 7 tuần trước (19/6) và đi ngủ mà không thổi tắt nến. Không ngờ nó lại chính là nguyên nhân gây ra hỏa hoạn khiến 40% toàn bộ cơ thể của anh bị bỏng cấp độ 2 và toàn bộ ngôi nhà bị thiêu rụi. May mắn thay, sau khi được cấp cứu và điều trị, anh đã qua cơn nguy kịch và hiện đã ổn định, tuy nhiên Từ Chân Chân vẫn phải nhập viện điều trị.

Từ Chân Chân là rapper nổi tiếng của Quảng Đông, từng tham gia chương trình The Rap Of China (có BGK là Ngô Diệc Phàm, Phan Vỹ Bá) và lọt vào top 23

Như trong phim, khuôn mặt của Từ Chân Chân đầy những vết bỏng, băng gạc lớn nhỏ được gắn vào, thậm chí tóc của anh cũng bị cháy, phần trên cơ thể và cánh tay được bao phủ bởi băng kháng khuẩn. Anh cho biết dù vết thương rất đau nhưng anh vẫn muốn quay clip để cảnh báo mọi người.

Từ Chân Chân trước (trái) và sau khi xảy ra sự việc (phải)

Bác sĩ nhắc nhở: Vết bỏng cần được làm mát càng sớm càng tốt

Situ Jinghao, bác sĩ chuyên khoa cấp cứu (Hồng Kông) cho biết trong một cuộc phỏng vấn với tờ Sky Post cho rằng khi bỏng da, nhiệt độ vết thương phải được làm mát và điều trị càng sớm càng tốt để giảm di chứng sẹo trở nên sẫm màu hơn trong tương lai. Ông chỉ ra rằng trước tiên người bị thương có thể rửa vết thương bằng nước sạch ở nhiệt độ phòng, nhưng không nên dùng nước đá; hãy giảm nhiệt độ vết thương và giảm đau, sau đó băng vết thương bằng băng vô trùng.

Rapper Từ Chân Chân bị bỏng 40% da trên cơ thể vì không tắt nến thơm khi đi ngủ: Bác sĩ chỉ cách xử lý vết bỏng hiệu quả và an toàn nhất - Ảnh 3.

Nến thơm được đốt suốt đêm là nguyên nhân gây ra sự việc

Khi mặt bị bỏng, có thể dùng vải hoặc băng hình tam giác để che và băng lại, đồng thời đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt, sau đó bác sĩ sẽ đánh giá xem có cần điều trị khác hay không, bao gồm cả việc dùng thuốc chống viêm. Tuy nhiên, ông nhắc nhở rằng không nên bôi bất kỳ loại thuốc mỡ nào sau khi bị bỏng, kể cả nước tương, rượu, kem đánh răng và thuốc mỡ vì chúng có thể cản trở quá trình lành vết thương.

9 mẹo để đối phó với bỏng (lửa) và bỏng nước

Theo thông tin trên trang web của Sở Y tế (Hồng Kông), sau khi bị bỏng và bỏng nước, việc sơ cứu quan trọng nhất là giảm nóng và đau cho vết thương, tránh nhiễm khuẩn vết thương, sau đây là một số mẹo xử lý vết thương:

- Giữ bình tĩnh.

- Ngâm hoặc rửa vùng bị thương bằng nước lạnh trong ít nhất 10 phút để giúp hạ nhiệt và giảm đau.

- Không chườm đá trực tiếp lên vết thương để không làm tổn thương các mô tế bào.

- Vì vùng bị thương có thể bị sưng tấy, nên cởi bỏ ngay các đồ vật trên cơ thể gần vết thương như đồng hồ, vòng tay, nhẫn và quần áo chật như thắt lưng, ủng hoặc giày.

- Nếu quần áo bị dính vào vết thương, không nên mạnh tay cởi bỏ quần áo bị dính để tránh làm rách da và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Rapper Từ Chân Chân bị bỏng 40% da trên cơ thể vì không tắt nến thơm khi đi ngủ: Bác sĩ chỉ cách xử lý vết bỏng hiệu quả và an toàn nhất - Ảnh 4.

- Nếu có mụn nước, đừng làm vỡ chúng, nếu không sẽ dễ gây nhiễm trùng do vi khuẩn.

- Không bôi dầu thuốc, kem đánh răng, xì dầu, kem trị bỏng, xà phòng, dầu ăn và các chất khác lên vết thương để tránh làm tình trạng vết thương xấu đi.

- Nếu muốn bảo vệ vết thương, bạn có thể băng kín vết thương bằng băng vô trùng hoặc băng sạch không có lông tơ và có thể dùng màng bọc thực phẩm để thay thế trong trường hợp khẩn cấp.

- Không quấn trực tiếp vết thương bằng bông hoặc băng dính để ngăn chúng dính vào vết thương.

Nguồn và ảnh: Weibo, Sky Post