Là một trong những cơ quan nội tạng lớn nhất cơ thể con người, gan có vai trò và chức năng vô cùng quan trọng. Nhiệm vụ của nó là dự trữ và điều hòa máu, trao đổi chất nuôi dưỡng cơ thể và đào thải các chất cặn bã.
Tuy nhiên nếu phải làm việc quá tải hay gặp phải vấn đề, gan sẽ phát đi những dấu hiệu cảnh báo để chúng ta kịp thời phát hiện. Nếu cơ thể xuất hiện “3 đỏ và 2 mùi” sau đây, các bạn nên tới bệnh viện kiểm tra gan.
Lòng bàn tay và móng tay đỏ
Vùng lòng bàn tay, móng tay, đặc biệt là gan bàn tay sưng đỏ là dấu hiệu điển hình của bệnh gan. Triệu chứng này còn được biết với cái tên dấu hiệu lòng bàn tay son.
Sự xuất hiện của triệu chứng này cho thấy chức năng gan đang bị suy giảm nghiêm trọng hoặc mắc phải các bệnh như viêm gan mạn tính, xơ gan, ... Khi đó chức năng trao đổi chất estrogen trong gan gặp nhiều trở ngại khiến cho nồng độ estrogen trong máu tăng cao. Estrogen tích tụ sẽ kích thích sự giãn nở và gây tắc nghẽn mao mạch, khiến cho máu tụ ở móng tay, gan bàn tay, dần dần gây ra dấu hiệu lòng bàn tay son.
Mũi đỏ
Gan tham gia vào quá trình bài tiết hormone trong cơ thể, do đó khi gan bị thoái hóa hay gặp vấn đề trong vận hành chức năng, nội tiết tố trong cơ thể cũng sẽ bị rối loạn. Điều này là nguyên nhân tác động khiến cho các mao mạch ở mũi bị giãn nở, gây ra tình trạng mũi sưng đỏ như quả cà chua.
Hôi miệng
Gan đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bài tiết độc tố trong cơ thể, nếu gan hoạt động không tốt, các độc tố cũng không thể đào thải ra ngoài được.
Điều này khiến nồng độ amoniac và nitơ trong máu tăng cao. Không có hoạt động đào thải của gan, chúng đành phải thông qua đường mũi và miệng thoát ra ngoài. Mùi của amoniac rất hắc, từ đó hình thành nên bệnh hôi miệng.
Hôi nách
Đối với một số người, mùi cơ thể là do liên quan đến yếu tố di truyền. Tuy nhiên nếu một người vốn dĩ không có mùi cơ thể nhưng đột nhiên chúng xuất hiện, đặc biệt là tập trung nhiều ở vùng nách thì nguyên nhân rất có thể là do gan.
Khi gan tổn thương, các chất độc trong cơ thể không thể bài tiết được và cứ thế tích tụ trong cơ thể, dần dần hình thành nên mùi hôi. Thậm chí, chúng còn có thể lẫn trong mồ hôi dính lên áo, tạo thành những vệt ố vàng.
Để phòng tránh nguy cơ mắc các bệnh về gan, các bạn nên chú ý tới các vật dụng sử dụng hằng ngày, đặc biệt là đồ dùng trong bếp. Những thứ như thớt gỗ, đũa gỗ nên được thay mới thường xuyên. Việc sử dụng thớt và đũa gỗ hằng ngày sẽ khiến chúng xuất hiện nhiều kẽ nứt. Dù cho bạn vệ có sinh rửa sạch chúng thì với môi trường ẩm ướt trong bếp và các cặn thức ăn còn sót lại mà mắt thường không thể nhìn thấy được cũng rất dễ dàng sản sinh ra độc tố aflatoxin bám trong những vật dụng nhà bếp.
Aflatoxin là một loại độc tố vi nấm sản sinh tự nhiên bởi một số loài Aspergillus, là một loại nấm mốc. Nó còn được biết đến là tác nhân gây nên bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư gan. Khi aflatoxin đã được sản sinh thì dù cho có trụng thớt, đũa vào nước sôi cũng không thể tiêu diệt được chúng. Do đó, việc thường xuyên thay mới đũa và thớt trong bếp là rất cần thiết.
Bên cạnh đó, sử dụng dầu đậu phộng tự ép không rõ nguồn gốc cũng tiềm tàng nhiều nguy cơ về bệnh gan. Nguyên nhân là do trong quá trình chế biến và ép dầu không được giám sát chặt chẽ, nguyên liệu sử dụng có thể bị mốc, dễ sản sinh ra chất aflatoxin. Rất khó để loại bỏ chất này trong dầu nếu không trải qua quá trình tinh chế và xử lý đặc biệt. Do đó, tốt nhất nên sử dụng những loại dầu, mỡ có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Để có một lá gan khỏe mạnh, hãy thực hiện những điều sau:
1. Bổ sung protein
Quá trình phục hồi của gan không thể thiếu nguồn protein chất lượng cao từ các nguồn như trứng, cá, sữa, các sản phẩm từ đậu nành, ...
Protein chất lượng cao có thể cung cấp nhiều loại axit amin, các yếu tố chống nhiễm mỡ, làm tăng tổng hợp apolipoprotein, tạo điều kiện thuận lợi giúp vận chuyển lipid ra khỏi gan một cách dễ dàng và làm giảm tình trạng gan nhiễm mỡ.
Ngoài ra, bổ sung protein hằng ngày cũng rất có lợi cho quá trình phục hồi và tái tạo chức năng của tế bào gan.
2. Giảm chất béo
Gan là cơ quan nội tạng tham gia vào quá trình chuyển hóa lipid của con người đồng thời cũng là trung tâm vận chuyển chất béo. Nếu trong khẩu phần ăn hàng ngày chứa quá nhiều dầu mỡ sẽ dễ dẫn đến tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu, làm mỡ tích tụ trong gan, dần dần hình thành nên bệnh gan nhiễm mỡ.
Để duy trì sức khỏe cho gan, chúng ta nên chú ý ăn đồ ăn ít dầu mỡ, kết hợp hài hòa giữa thịt và rau để có một chế độ ăn tốt cho sức khỏe.
3. Ăn nhiều rau xanh
Trong Trung y quan niệm, những thức ăn màu xanh lá đặc biệt rất có lợi cho lá gan. Mỗi ngày ăn rau xanh có tác dụng tốt đến tuần hoàn và chuyển hóa khí huyết cho gan, thúc đẩy quá trình giải độc gan, đồng thời giải tỏa suy nhược và sức ép cho gan.
Những loại rau như rau chân vịt, bông cải xanh, rau diếp, rau cải, măng tây, ... mang đến rất nhiều lợi ích trong việc bồi bổ và bảo vệ sức khỏe gan.
4. Bấm huyệt ngón tay
Nghe có vẻ không liên quan đến gan, tuy nhiên theo Trung y trên bàn tay có 6 đường kinh mạch lưu thông, liên quan mật thiết với lục phủ ngũ tạng trong cơ thể. Do đó, nếu thường xuyên xoa bóp, bấm huyệt ngón tay cũng có thể giúp ngăn ngừa bệnh tật.
Thường xuyên xoa bóp và ấn vào huyệt tại hai khớp của ngón tay cái bàn tay trái có thể giúp ngăn ngừa và làm thuyên giảm bệnh gan. Ngoài ra, trên bàn tay vẫn còn một số huyệt có thể trợ giúp cho sức khỏe cơ thể như huyệt hợp cốc dưỡng phổi, huyệt thiếu phủ dưỡng tim, ...