Sau 3 ngày Tết, tủ lạnh ''đầy ứ ự'' đồ ăn mãi không hết, chuyên gia mách 5 cách sắp xếp thực phẩm, đặt sai vị trí 1 thứ cũng có thể làm bùng nổ vi khuẩn

Hầu như gia đình nào sau 3 ngày cúng đầu năm cũng sẽ gặp phải tình trạng tủ lạnh đầy ắp, không còn chỗ để, nếu không nhanh chóng ăn hết thì thức ăn bị hỏng mốc vô cùng lãng phí. Tuy nhiên, học theo 5 cách sắp xếp thực phẩm này thì vấn đề đã được giải quyết rồi đó.

Việc bảo quản thực phẩm, đặc biệt là thức ăn sau 3 ngày cúng đầu năm luôn là một bài toán khó, chuyên gia dinh dưỡng Zheng Huiwen (Hồng Kông) mới đây đã chia sẻ 5 mẹo nhỏ trên trang cá nhân, hướng dẫn mọi người cách sắp xếp thực phẩm trong tủ lạnh sao cho tươi ngon và đảm bảo an toàn thực phẩm.

Sau 3 ngày Tết, tủ lạnh đầy ứ ự đồ ăn mãi không hết, chuyên gia mách 5 cách sắp xếp thực phẩm, đặt sai vị trí 1 thứ cũng có thể làm bùng nổ vi khuẩn - Ảnh 1.

1. Tách thành các phần vừa ăn và sau đó đông lạnh chúng

Để tránh thực phẩm bị đông và rã đông nhiều lần, trước khi cho thực phẩm vào ngăn đá, bạn có thể chia nhỏ lượng cho một lần ăn và mỗi lần chỉ cần rã đông lượng vừa ăn.

2. Khu vực đặt sản phẩm từ sữa

Thông thường, có một khu vực giữ tươi ở tầng trên của tủ lạnh gia đình, và nhiệt độ khoảng 5 độ C, nó thích hợp để bảo quản các sản phẩm từ sữa.

3. Thực phẩm sống và chín được tách biệt; thực phẩm sống được đặt ở bên dưới

Thức ăn sống dễ bị lẫn máu và nước trái cây, vì vậy hãy tách thức ăn sống và thức ăn chín để tránh nhiễm khuẩn chéo.

Vì vậy, bạn nên đặt thức ăn sống ở lớp dưới, đề phòng máu và nước trái cây bị rò rỉ, nó cũng có thể tránh nhỏ giọt vào thức ăn đã nấu chín hoặc chảy dọc lớp trên của tủ lạnh đến lớp dưới, gây sinh sản vi khuẩn bên trong.

4. Thức ăn tiêu thụ trong thời gian ngắn hoặc mang theo thường xuyên nên đặt ở cánh tủ

Nhiệt độ ở khu vực cánh cửa dao động rất lớn do quá trình mở ra đóng vào tác động, do đó, chúng ta nên để thức ăn sẽ được ăn trong thời gian ngắn (chẳng hạn như đồ uống chưa đóng gói, những thứ sẽ ăn trong ngày hôm đó) ở cánh tủ; hoặc đặt các gia vị thường dùng... tại khu vực này.

5. Ngăn dưới cùng để ngăn ngừa rau quả tươi bị ''tê cóng''

Nhiệt độ của ngăn này khoảng 4-6 độ C, và có thể đặt rau quả tươi vào để giữ tươi, tránh bị ''chết cóng''. Tuy nhiên, chúng ta nên cố gắng ăn các loại rau có lá trong vòng một tuần.

Trái cây, nấm và củ cải có thể bảo quản được lâu hơn, nhưng hãy cố gắng ăn chúng trong vòng 2 đến 3 tuần. Hãy chú ý đến độ tươi của nguyên liệu và kiểm tra xem chúng có bị thối hoặc đóng đá không một cách thường xuyên.

Sau 3 ngày Tết, tủ lạnh đầy ứ ự đồ ăn mãi không hết, chuyên gia mách 5 cách sắp xếp thực phẩm, đặt sai vị trí 1 thứ cũng có thể làm bùng nổ vi khuẩn - Ảnh 2.

Wang Mingyong, một chuyên gia về chế độ ăn uống lành mạnh, cũng nhắc nhở người dân nên tránh 2 hành động không tốt khi bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh tại chương trình Health 2.0 (Hồng Kông):

- Một số người sẽ bịt kín các món ăn chưa ăn hết bằng màng bọc thực phẩm rồi cho vào tủ lạnh trực tiếp, nhưng họ lại vô tình khiến súp/nước bên trong bị trào ra ngoài, các mùi thức ăn cũng phát tán khắp tủ lạnh.

- Thực phẩm không được đóng gói, đậy kín, và thực phẩm có nhiệt độ cao được đặt trực tiếp vào tủ lạnh... có thể làm thực phẩm bị nhiễm khuẩn. Một khi thực hiện những việc làm này có thể khiến vi khuẩn trong tủ lạnh phát triển gấp 10, thậm chí gấp 20 lần.

Nguồn và ảnh: ETtoday

https://ahadep.com/sau-3-ngay-tet-tu-lanh-day-u-u-do-an-mai-khong-het-chuyen-gia-mach-5-cach-sap-xep-thuc-pham-dat-sai-vi-tri-1-thu-cung-co-the-lam-bung-no-vi-khuan-20220204120815504.chn