Việt Nam đối diện nhiều vấn đề môi trường và xã hội
Theo Sở TN&MT TP.HCM, mỗi ngày, thành phố phát sinh từ 9.000 tấn – 12.000 tấn lượng rác thải sinh hoạt. Ngoài rác thải sinh hoạt, thành phố còn tiếp nhận hơn 4.000 tấn rác thải rắn công nghiệp và 400 tấn rác thải nguy hại. Nhưng rác thải không phải là nỗi lo duy nhất mà các các cấp chính quyền đang tìm cách giải quyết. Thực tế, Việt Nam từ trước đến nay đã phải gánh nhiều thử thách về môi trường khác như ô nhiễm nguồn nước và không khí.
Theo Unicef, tình trạng ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam đang đứng top 5, chỉ sau Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Thái Lan. Trong khi đó, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thống kê tại Việt Nam có hơn 34.000 ca tử vong mỗi năm liên quan đến ô nhiễm không khí.
Vấn nạn ô nhiễm nguồn nước tại Việt Nam
Bên cạnh môi trường, Việt Nam cũng còn nhiều trăn trở khác trong ngành giáo dục khi vẫn còn 1,49 triệu dân mù chữ. Với nông nghiệp, chỉ riêng năm 2020, người nông dân tại đồng bằng sông Cửu Long đang đối diện với tình trạng ngập mặn, ảnh hưởng canh tác sản xuất. Nhà nông còn gặp khó khăn khi tìm đầu ra sản phẩm.
Trước các thách thức về môi trường và xã hội này, việc tìm kiếm các giải pháp trở thành bài toán hóc búa.
Giải pháp sáng tạo từ công nghệ
Để giải quyết những vấn đề vĩ mô, giải pháp cần tính đến là ứng dụng sức mạnh của công nghệ. Trong thời gian qua, nhờ sự phát triển của khoa học – công nghệ mà các vấn đề xã hội tại Việt Nam phần nào được tháo gỡ.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, việc xử lý chất thải hiện nay được sự hỗ trợ của hệ thống máy móc, xử lý rác thải được thay đổi phương thức từ chôn lấp sang đốt rác phát điện với nhiều ưu việt như chiếm diện tích ít, sản xuất ra điện, giảm phát tán mùi hôi và phù hợp với mỹ quan đô thị. Theo đó, thành phố đã cho khởi công xây dựng 03 dự án nhà máy đốt rác phát điện và dự kiến đưa vào hoạt động trong quý III-2021.
Ngoài ra, một điểm sáng khác mà chúng ta có thể thấy được tính ứng dụng kịp thời của công nghệ cho cộng đồng đó chính là các sinh viên trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng đã chế tạo thành công Robot phục vụ cho công tác phòng chống COVID-19. Những cỗ máy này thay thế con người để vận chuyển thức ăn, nhu yếu phẩm cho y bác sĩ, phục vụ tại các khu cách ly, bệnh viện dã chiến… giảm tải sức người, đảm bảo sự an toàn, hạn chế lây nhiễm chéo.
Robot phục vụ cho công tác phòng chống COVID-19 – Sáng kiến của các bạn trẻ Việt Nam
Cũng không thể không kể đến các ứng dụng công nghệ chiết xuất hiện đại đang dần được áp dụng trong các doanh nghiệp do người trẻ khởi tạo để khai thác tối đa lợi ích của nguồn nông sản Việt Nam. Từ đó, nhiều thương hiệu mỹ phẩm do các bạn trẻ làm chủ đã lựa chọn nông sản Việt như một nguồn nguyên liệu tại chỗ chất lượng từ lạc, cà phê, nghệ, hay thông đỏ… Đầu ra được đảm bảo, người nông dân bớt đi gánh nặng “được mùa mất giá, được giá mất mùa”.
Nhận thấy tầm quan trọng của ứng dụng công nghệ, nhiều chương trình, nhiều cuộc thi tìm kiếm tài năng trẻ đã mang nguồn cảm hứng này vào như một đề bài thú vị, tạo cơ hội để các bạn trẻ phát huy khả năng trong từng ý tưởng thực tế để đóng góp cho các vấn đề môi trường – xã hội. Trong đó phải kể đến, dự án trách nhiệm xã hội “Sharing is Caring” chính thức được Taiwan Excellence lần đầu phát động ở quy mô toàn cầu đang nhận được nhiều sự quan tâm của giới trẻ. Với mục tiêu hiện thực hóa giấc mơ của các nhà hoạt động trẻ, cùng sự trợ lực từ các đối tác được chỉ định bởi Hiệp hội Phát triển ngoại thương Đài Loan (TAITRA), các ý tưởng không chỉ tồn tại trong khuôn khổ cuộc thi, mà còn có thể được triển khai ra thực tế để hỗ trợ giải quyết các vấn đề môi trường – xã hội tại địa phương.
Cuộc thi cho thấy rằng chỉ cần một ý tưởng hoặc một người để khơi dậy một phong trào là có thể tạo ra sự khác biệt trong cộng đồng tại địa phương hoặc trên toàn cầu. Do đó, “Sharing is Caring” bắt cầu cho các ý tưởng về các hoạt động thiện nguyện, thúc đẩy sự phát triển bền vững của xã hội và bảo vệ môi trường. Cuộc thi không chỉ là một sân chơi mang tầm vóc thế giới, mà còn là một bệ phóng giúp đưa những ý tưởng sáng tạo có ứng dụng công nghệ để góp phần đưa ra lời giải đáp cho các vấn đề về xã hội và môi trường.
Sharing is Caring - Biến ý tưởng thành sức mạnh
Đã bắt đầu mở cổng dự thi từ ngày 1/9/2021, những người trẻ có đam mê sáng tạo và cống hiến vì môi trường có thể đăng ký dự thi đơn lẻ hoặc theo nhóm (không quá 5 thành viên). Thí sinh được tự do sáng tạo với những ý tưởng công nghệ táo bạo nhằm giải quyết những vấn đề xã hội hoặc phát kiến bảo vệ môi trường tại nơi sinh sống. Đây chính là cơ hội để mỗi người hiện thực hoá các ý tưởng nhằm cải thiện các vấn đề tại nơi mà mình sinh sống
Mỗi bài dự thi sẽ được đánh giá dựa trên 04 tiêu chí cốt lõi: 30% đến từ những giải pháp này có tác động tích cực đến xã hội, cộng đồng và môi trường bền vững như thế nào; 25% đến từ tính sáng tạo của bài. Đề án của bạn sẽ “chiếm trọn” 25% số điểm nếu như giải được bài toán ngân sách. Cuối cùng, 20% số điểm sẽ thuộc về bạn nếu đề án sử dụng các sản phẩm công nghệ tiên tiến nhận được giải thưởng Taiwan Excellence.
12 đề án xuất sắc nhất sẽ được công bố chính thức vào ngày 16/12/2021 và đăng tải trên trang thông tin của chương trình để bỏ phiếu công khai. Từ ngày 17/01 đến 21/01/2022, các đề án lần lượt bước vào phần thi Hỏi – đáp để tìm ra 03 quán quân chung cuộc và công bố vào cuối tháng 01/2022. Top 03 đề án xuất sắc nhất nhận được giải thưởng tiền mặt trị giá 10.000 USD/mỗi kế hoạch và được triển khai thực tế với ngân sách 150.000 USD/mỗi kế hoạch.
Như tinh thần “Chia sẻ để yêu thương”, Sharing is Caring trao quyền cho người trẻ để thực hiện trách nhiệm với môi trường và xã hội tại chính nơi mình sinh sống.
Dự án “Sharing is Caring” chính thức tiếp nhận bài dự thi từ 1/9/2021 và đến 22:59 phút ngày 31/10/2021. Truy cập cổng thông tin chính thức của chương trình: https://share-care.taiwanexcellence.org/about để tìm hiểu và đăng ký dự thi. |