Bộ trưởng Y tế: Xét nghiệm toàn bộ người dân 3 lần trong 7 ngày đối với khu vực nguy cơ cao

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế, việc nới lỏng giãn cách phải thực hiện từng bước, chắc chắn và phải tiếp tục xét nghiệm tầm soát theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Số ca mắc COVID-19 trong nước từ 27/04/2021

Xem thêm số liệu dịch COVID-19 >
Nguồn: Bộ Y tế - Cập nhật lúc 14:31 16/09/2021
STT Tỉnh thành Ca nhiễm mới
hôm qua
Tổng Ca
nhiễm
Ca tử
vong
Ca tử vong
công bố hôm qua
TỔNG +10.583 641.244 16.151 250
1 TP.HCM +5.301 315.088 12.477 189
2 Bình Dương +3.228 166.075 1.478 42
3 Đồng Nai +808 37.169 422 4
4 Long An +424 29.289 349 4
5 Kiên Giang +183 3.551 28 0
6 Tiền Giang +93 12.561 333 0
7 An Giang +59 2.859 32 1
8 Quảng Bình +58 1.307 1 0
9 Cần Thơ +53 4.906 88 0
10 Tây Ninh +48 6.826 110 2
11 Đồng Tháp +45 7.968 244 3
12 Khánh Hòa +33 7.386 94 1
13 Bình Định +31 954 10 0
14 Bình Phước +27 1.040 6 0
15 Đắk Lắk +26 1.476 7 0
16 Bình Thuận +19 2.897 44 0
17 Bà Rịa - Vũng Tàu +18 3.933 39 1
18 Quảng Ngãi +15 1.007 0 0
19 Phú Yên +14 2.908 34 1
20 Hà Nội +14 4.088 52 0
21 Bạc Liêu +13 310 0 0
22 Thừa Thiên Huế +10 784 11 0
23 Cà Mau +10 259 2 0
24 Quảng Nam +9 579 5 0
25 Bến Tre +9 1.849 65 0
26 Đà Nẵng +9 4.844 59 0
27 Ninh Thuận +8 770 8 0
28 Thanh Hóa +7 410 1 0
29 Hưng Yên +3 292 1 0
30 Vĩnh Long +3 2.129 58 0
31 Nghệ An +2 1.789 10 0
32 Lâm Đồng +1 268 0 0
33 Lào Cai +1 103 0 0
34 Bắc Ninh +1 1.891 14 0
35 Nam Định 0 52 1 0
36 Phú Thọ 0 22 0 0
37 Quảng Ninh 0 9 0 0
38 Hải Phòng 0 27 0 0
39 Hải Dương 0 167 1 0
40 Yên Bái 0 3 0 0
41 Điện Biên 0 61 0 0
42 Hà Giang 0 28 0 0
43 Tuyên Quang 0 2 0 0
44 Lai Châu 0 1 0 0
45 Hà Nam 0 77 0 0
46 Hòa Bình 0 16 0 0
47 Thái Nguyên 0 15 0 0
48 Bắc Kạn 0 5 0 0
49 Kon Tum 0 27 0 0
50 Sóc Trăng 0 1.002 24 0
51 Đắk Nông 0 488 0 0
52 Gia Lai 0 532 2 1
53 Trà Vinh 0 1.428 16 1
54 Sơn La 0 251 0 0
55 Quảng Trị 0 138 1 0
56 Bắc Giang 0 5.822 14 0
57 Hậu Giang 0 460 2 0
58 Ninh Bình 0 79 0 0
59 Lạng Sơn 0 212 1 0
60 Thái Bình 0 76 0 0
61 Hà Tĩnh 0 446 4 0
62 Vĩnh Phúc 0 233 3 0

Tình hình tiêm chủng vaccine ở Việt Nam

Xem thêm số liệu vaccine COVID-19 >
Nguồn: Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 - Cập nhật lúc 00:00 16/09/2021

Số mũi đã tiêm toàn quốc

32.375.467

Số mũi tiêm hôm qua

1.027.314


Ngày 15/9, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã ký Công điện số 1409/BYT-CĐ về việc xét nghiệm và một số biện pháp phòng chống dịch khi thực hiện giãn cách xã hội và tăng cường giãn cách xã hội gửi Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Bộ trưởng Y tế: Xét nghiệm toàn bộ người dân 3 lần trong 7 ngày đối với khu vực nguy cơ cao - 1

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long. 

Theo công điện, tình hình dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp và có thể kéo dài tại nhiều địa phương, đặc biệt với biến chủng Delta có thời gian ủ bệnh ngắn, khả năng phát tán mầm bệnh cao và lây lan nhanh chóng (nồng độ vi rút trong dịch hầu họng gấp khoảng 1000 lần so với các chủng SARS-CoV-2 trước).

Trong thời gian qua nhiều tỉnh, thành phố đã thực hiện giãn cách, tăng cường giãn cách xã hội và đã đạt được một số kết quả nhất định trong hạn chế tốc độ lây lan của dịch bệnh. Tuy nhiên, công tác phòng, chống dịch vẫn còn một số tồn tại như: Thực hiện chưa nghiêm việc giãn cách, chưa xác định được mục tiêu, phạm vi, thời gian, các giải pháp kiểm soát dịch, nhất là công tác xét nghiệm, dẫn đến phải thực hiện giãn cách kéo dài, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân và phát triển kinh tế xã hội.

Tiếp tục thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế (Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia) đề nghị Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 các tỉnh, thành phố chỉ đạo thực hiện giãn cách xã hội và tăng cường giãn cách xã hội phải xác định được phạm vi, quy mô giãn cách theo nguyên tắc ở phạm vi nhỏ nhất, hẹp nhất có thể (thôn, xóm, tổ, ấp, khu phố…).

Xác định mục tiêu thực hiện giãn cách là phải kiểm soát dịch nhanh nhất có thể (trong thời gian 14 ngày) và triển khai quyết liệt, hiệu quả các biện pháp bao gồm: Thực hiện nghiêm việc giãn cách; Đảm bảo lương thực thực phẩm cho người dân, không để thiếu ăn, thiếu mặc; Triển khai đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp về y tế như xét nghiệm, điều trị, tiêm chủng, đảm bảo người dân được tiếp cận y tế từ sớm, từ xa, ngay từ cơ sở; Đảm bảo an dân, an ninh, an toàn trật tự xã hội; Tuyên truyền, vận động và huy động người dân tham gia công tác phòng, chống dịch.

Thần tốc xét nghiệm là then chốt, quan trọng nhằm sớm kiểm soát dịch. Đối với các địa bàn nguy cơ rất cao, nguy cơ cao phải xét nghiệm toàn bộ người dân trên địa bàn 3 lần trong 7 ngày, ưu tiên sử dụng xét nghiệm kháng nguyên nhanh để bóc tách ngay các trường hợp F0 nhằm cách ly nguồn lây nhiễm và điều trị kịp thời.

Có thể kết hợp xét nghiệm kháng nguyên nhanh và xét nghiệm Realtime RT-PCR (RT-PCR).

Đối với các địa bàn còn lại, thực hiện xét nghiệm từ 5-7 ngày/lần. Thực hiện việc gộp mẫu theo điều kiện thực tiễn, theo hộ gia đình, phòng ở và các hộ liền kề. Khi xét nghiệm RT-PCR phải đảm bảo trả kết quả trong thời gian 12 giờ. Thực hiện xét nghiệm dứt điểm theo từng địa bàn và đảm bảo không để lây nhiễm chéo khi thực hiện lấy mẫu.

Tập trung lực lượng lấy mẫu cho các địa bàn nguy cơ rất cao, nguy cơ cao; chia nhỏ điểm lấy mẫu, tổ chức nhiều đội lấy mẫu; việc lấy mẫu xét nghiệm kháng nguyên nhanh có thể được thực hiện bởi tình nguyện viên hoặc người dân.

Khẩn trương điều động lực lượng ở các địa bàn đang ở mức bình thường mới để tập trung hỗ trợ lấy mẫu cho các địa bàn nguy cơ rất cao, nguy cơ cao. Trường hợp vượt quá khả năng, kịp thời trao đổi với các tỉnh, thành phố lân cận để được hỗ trợ hoặc báo cáo Ban Chỉ đạo Quốc gia.

Thành lập và triển khai ngay các trạm y tế lưu động tại xã, phường, thị trấn có nguy cơ rất cao, nguy cơ cao; địa điểm có thể lựa chọn tại trường học, nhà văn hóa, khu công sở... trên địa bàn theo nguyên tắc gần dân nhất.

Về nhân lực, trang thiết bị, thuốc và hoạt động thực hiện theo các hướng dẫn của Bộ Y tế; Chuẩn bị sẵn sàng về địa điểm, trang thiết bị, nhân lực đối với các xã, phường, thị trấn ở mức có nguy cơ và bình thường mới để kịp thời triển khai khi nâng mức nguy cơ.

Thực hiện liên tục việc đánh giá nguy cơ để quyết định việc giãn cách và nới lỏng giãn cách. Việc nới lỏng giãn cách phải thực hiện từng bước, chắc chắn và phải tiếp tục xét nghiệm tầm soát theo hướng dẫn của Bộ Y tế.