Cơm là loại thực phẩm chính trong bữa ăn của nhiều gia đình, thỉnh thoảng người ta mới đổi qua bún miến phở. "Ăn cơm có tốt không?" là câu hỏi mà những người đặc biệt chú ý tới sức khỏe của bản thân rất quan tâm. Sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể sự khác biệt của những người ăn cơm và người ăn bún miến phở trong thời gian dài để tìm ra câu trả lời.
1. Quá trình tiêu hóa
Nhắc tới gạo, có 2 loại phổ biến nhất là gạo trắng và gạo lứt, chúng có cùng nguồn gốc nhưng chỉ khác nhau ở cách chế biến. Gạo trắng là những hạt gạo đã bị tách đi phần cám và mầm chỉ để lại nội nhũ trắng trong cùng, sau đó được chế biến để có mùi vị thơm ngon, kéo dài hạn sử dụng, nó chứa carbs rỗng vì không còn nguồn dinh dưỡng chính.
Trong khi đó, gạo lứt giữ nguyên toàn bộ hạt gạo, chứa cám, rất giàu chất xơ, mầm gạo chứa nhiều dinh dưỡng và lớp nội nhũ giàu carbohydrate. Nhìn chung, cơm là loại thực phẩm dễ tiêu hóa và hấp thụ, đặc biệt gạo lứt có tác dụng tốt cho đường tiêu hóa hơn gạo trắng.
Bún miến phở được làm từ gạo trắng, số ít trường hợp được làm từ gạo lứt, nó có hàm lượng đạm cao hơn cơm và ngoài ra còn chứa nhiều chất béo, vitamin, chất xơ. Trong quá trình nhào bột còn bổ sung thêm chất kiềm và một số chất phụ gia để điều chỉnh tính axit-bazơ.
2. Hàm lượng calo
100gr gạo chứa 180 calo, 100gr các loại mỳ nói chung chứa 220 calo. Dưới góc độ hàm lượng calo thì bún miến phở cao hơn so với cơm. Vì vậy, nếu là người đang trong quá trình giảm cân thì cần hạn chế tiêu thụ bún miến phở. Tuy nhiên, hàm lượng carbohydrate trong cơm không thấp nên bạn nên ăn vừa phải, tốt nhất là nên thay thế bằng gạo lứt.
Ngoài ra, khi ăn bún miến phở thường ăn kèm với các loại nước dùng chứa nhiều chất béo, nếu không cẩn thận bạn rất dễ ăn nhiều và tăng cân.
3. Hàm lượng các chất dinh dưỡng
Nhìn chung, hàm lượng các chất dinh dưỡng giữa cơm và bún miến phở không có quá nhiều sự chênh lệch. Chất dinh dưỡng trong cơm chủ yếu là tinh bột và protein, sau khi vào cơ thể sẽ chuyển thành đường glucose và carbohydrate. Đối với bún miến phở cũng tương tự, nhưng cung cấp thêm chất béo để tạo ra nhiều năng lượng cho cơ thể hơn.
Bún miến phở cũng rất giàu vitamin B, đây là nguyên tố cần thiết cho cơ thể con người, tiêu thụ có thể thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, kích thích tiết axit dạ dày, giúp tiêu hóa thức ăn, chống đầy hơi khó tiêu.
Tuy vậy, dù là loại thực phẩm nào thì cũng nên ăn với số lượng chừng mực, không nên tiêu thụ quá nhiều cùng lúc để tránh gây khó chịu cho cơ thể.
4. Chỉ số đường huyết
Cơm và bún miến phở đều có hàm lượng tinh bột cao, khi vào cơ thể người, trong quá trình tiêu hóa sẽ chuyển hóa thành đường glucose để tạo ra năng lượng. Vì vậy, nếu tiêu thụ nhiều sẽ dễ dẫn tới chỉ số đường huyết tăng cao, gây béo phì, tiểu đường và nhiều biến chứng khác. Những người có tiền sử tiểu đường thì cần hạn chế ăn 2 nhóm thực phẩm này.
Đặc biệt, nếu là người có hàm lượng đường trong máu dễ tăng nhanh, có thể trộn thêm các loại ngũ cốc thô như ngô, khoai, các loại đậu vào cùng khi nấu cơm để thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa.
Đối với những người bị 3 cao (huyết áp cao, mỡ máu cao, đường huyết cao) cần phải thận trọng trong việc lựa chọn thực phẩm thiết yếu. Việc ăn cơm và bún miến phở cần được kiểm soát lượng tiêu thụ mỗi ngày để tránh tình trạng tăng đường huyết và huyết áp sau khi ăn.
5. Tác dụng giảm cân
Bạn không nên loại bỏ hoàn toàn tinh bột ra khỏi thực đơn của mình. Nếu cơ thể thiếu carbohydrate trong thời gian dài sẽ dễ dẫn tới tình trạng rụng tóc, giảm trí nhớ, hồi hộp, ù tai… Trong thời gian giảm cân, bạn chỉ cần kiểm soát chặt chẽ hàm lượng carbodydrate nhưng tuyệt đối không loại bỏ hoàn toàn. Cơm chứa ít calo hơn bún miến phở, nếu muốn giảm cân hiệu quả bạn nên thay thế bằng gạo lứt.
Vậy ăn cơm và ăn bún miến phở trong thời gian dài, loại nào tốt cho sức khỏe hơn?
Nếu hỏi cơm hay bún miến phở loại nào tốt hơn, thì câu trả lời là không có cái nào tốt hơn cái nào.
Cả cơm và bún miến phở đều là thực phẩm thiết yếu, quá trình tiêu hóa của chúng trong đường ruột và dạ dày cũng tương tự nhau. Có thêm một sự khác biệt nhỏ là hàm lượng protein trong bún miến phở cao hơn cơm, nhưng chất lượng lại không bằng.
Cả cơm và bún miến phở đều là những thức phẩm thiết yếu trong bữa ăn của nhiều gia đình, khoảng cách dinh dưỡng của chúng không quá lớn, chủ yếu là tinh bột, đạm, đường, chất béo, một số nguyên tố vi lượng và vitamin. Trên thực tế cả 2 thứ đều có mức độ bổ dưỡng ngang ngửa nhau, chỉ chênh lệch một chút về một số chất dinh dưỡng.
Đối với người bình thường, không có vấn đề gì về sức khỏe thì có thể tùy ý lựa chọn thứ mình thích ăn. Tuy nhiên, đối với những nhóm người có tiền sử bệnh tật, hoặc đang có nhu cầu giảm cân thì cần cân nhắc để lựa nhóm thực phẩm phù hợp với sức khỏe và thể trạng của bản thân.
Theo quan điểm của nhiều bác sĩ, không nên chỉ ăn một loại thực phẩm vì nó phù hợp với mục đích cá nhân, mà cần phải ăn nhiều loại khác nhau để đảm bảo cơ thể đầy đủ những chất thiết yếu. Ngoài ra, cần đảm bảo giấc ngủ và tập thể dục mỗi ngày để có một sức khỏe tốt nhất.