Sữa đậu nành là loại thức uống quen thuộc của nhiều người vào buổi sáng. Nó có vị thơm bùi, chứa nhiều protein thực vật và một số nguồn vitamin như vitamin B1, B2, niacin, sắt, canxi...
Việc bổ sung sữa đậu nành thường xuyên có thể duy trì sự cân bằng dinh dưỡng và điều hòa hệ nội tiết trong cơ thể, ngăn ngừa nguy cơ hạ huyết áp, hay tăng lipid máu, từ đó cũng giảm bớt gánh nặng cho tim mạch, giúp quá trình lưu thông máu diễn ra trơn tru. Đặc biệt, các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyên dùng sữa đậu nành để điều trị bệnh mỡ máu.
Dù vậy, khi sử dụng sữa đậu nành, bạn cần lưu ý tránh mắc phải 6 điều kiêng kỵ sau đây!
1. Người mắc một số bệnh không nên uống
Không phải ai cũng có thể hấp thu tốt sữa đậu nành, nhất là những người có nền bệnh sẵn. Theo Đông y, sữa đậu nành có tính hàn nên những người bị lạnh bụng, buồn nôn, ợ hơi, thể chất kém, suy nhược cơ thể... nên tránh uống. Bởi nếu cố uống sẽ dẫn đến tình trạng đầy bụng, chướng hơi, ợ chua, đi nặng. Bên cạnh đó, những người bị thận hư, tiểu đêm nhiều cũng không nên uống sữa đậu nành vì dễ làm các triệu chứng bệnh thêm nặng hơn.
2. Không uống sữa đậu nành khi chưa nấu chín
Trong sữa đậu nành sống thường có chứa chất ức chế men gồm trypsin, saponin và một số chất không có lợi khác. Nếu cố tình uống sữa khi chưa được đun sôi kỹ sẽ dễ gây buồn nôn, đau bụng đi ngoài, hay nặng hơn còn dẫn đến tình trạng ngộ độc.
3. Không ăn trứng hay thêm trứng trộn lẫn vào sữa đậu nành
Một số người thích sáng tạo bằng cách hòa lẫn lòng đỏ trứng vào ly sữa đậu nành và nghĩ rằng nó sẽ giúp thu về nhiều chất bổ hơn. Nhưng thực tế, cách làm này là phản khoa học vì protein trong trứng dễ kết hợp với trypsin trong sữa đậu nành, có thể làm mất chất dinh dưỡng. Ngoài ra, bạn cũng không nên ăn trứng và uống sữa đậu nành cùng lúc.
4. Không nên cho thêm đường đỏ vào sữa đậu nành
Do trong đường đỏ có chứa nhiều axit hữu cơ nên khi kết hợp với protein trong sữa đậu nành có thể tạo ra cặn biến tính, làm mất đi chất dinh dưỡng trong sữa. Đồng thời, nó còn có thể gây ảnh hưởng tới sự hấp thu và tiêu hóa của cơ thể.
5. Tránh uống quá nhiều
Mặc dù sữa đậu nành rất bổ nhưng bạn cũng không nên uống nhiều, bởi uống nhiều sữa đậu nành trong một thời điểm có thể gây khó tiêu đạm, đầy bụng, tiêu chảy... Đối với người lớn, chỉ nên uống không quá 500ml sữa đậu nành/ ngày là đủ.
6. Tránh uống sữa đậu nành khi đói
Nếu bạn uống sữa đậu nành khi đói, phần lớn protein trong sữa sẽ chuyển hóa thành calo trong cơ thể, từ đó làm chất bổ không thể phát huy hết được. Ngược lại, khi ăn kèm thêm một số thực phẩm giàu tinh bột như bánh mì, bánh bao trong khi uống sữa lại có thể làm cho protein trong sữa đậu nành được thủy phân hoàn toàn bằng enzyme với dịch vị dưới tác dụng của tinh bột, từ đó hỗ trợ hấp thu chất dinh dưỡng đầy đủ hơn.
Nguồn tham khảo: Sohu, Cơ quan ngôn luận của Bộ Y Tế, Health